Ý NGHĨA LỤC TRIỀU Ở ĐÂY LÀ NÓI VỀ THỜI ĐẠI

Ý NGHĨA LỤC TRIỀU Ở ĐÂY

LÀ NÓI VỀ THỜI ĐẠI

Giảng giải: Hòa Thượng Tịnh Không
 

Chỉ là chúng ta gọi là Cõi Thật Báo Trang Nghiêm, còn họ gọi là Thiên Đường, Thiên Viên, nhưng cùng một nơi, không hề khác biệt. Cho nên việc thâm nhập Kinh Tạng giúp cho chúng ta, những Kinh Giáo khác thật sự có thể giúp chúng ta. Đức Phật Thích Ca Mâu Ni nói đồng bộ, đồng loại.

Nếu chúng ta không ngừng đem lời dạy của Đức Phật Quảng bá rộng rãi, quý vị sẽ biết được, tất cả Tôn Giáo, tất cả triết học và khoa học, không phải đồng bộ với ta thì cũng là đồng loại. Thật sự thâm nhập rồi mới triệt để hiểu rõ, đối với muôn sự muôn vật trong biến pháp giới hư không giới, Phật Pháp nói duy nhất là dùng tâm đại từ đại bi.

Tinh bi chính là tình thường, tình thương vô điều kiện, dùng tâm như thế đối với muôn sự muôn vật trong vũ trụ, vì sao?

Bởi nó cùng một cội rễ.

Lão Tử nói: Trời đất đồng căn với ta, vạn vật đồng thể với ta. Đây là cảnh giới Hoa Nghiêm, cũng là cảnh giới của Kinh Vô Lượng Thọ. Khi Lão Tử nói ra hai câu này, thì Phật Pháp chưa truyền vào Trung Quốc, nhưng những điều ông nói hoàn toàn tương đồng với Kinh Phật. Cái hay của Kinh Phật là nói tỷ mỉ, nói rốt ráo.

Thâm cứu cần phải có tham nghiên thì mới có thể thâm nhập được. Dưới đây trước tiên nói về đồng bộ. Bổn Kinh và tiểu bổn Kinh Di Đà là đồng bộ. Bổn Kinh này bản dịch vào đời Ngô. Nước Ngô vào thời Tam Quốc, là đông Ngô. Thời Đông Ngô có vị cư sĩ tên là Chi Khiêm, bổn này do ông phiên dịch.

Tằng dị danh A Di Đà Kinh. Ngài phiên dịch Kinh Vô Lượng Thọ. Ở Trung Quốc, Kinh Vô Lượng Thọ có mười hai bản dịch. Ngài dùng Kinh Di Đà làm đề Kinh này. Trùng tên với tiểu bổn được Ngài La Thập dịch vào đời Tần.

Đời Diêu Tần, Pháp Sư Cưu Ma La Thập phiên dịch tiểu bổn Kinh A Di Đà, Ngài Chi Khiêm dịch Kinh Vô Lượng Thọ, cũng mang tên là Kinh A Di Đà, tên gọi tương đồng. Cho nên gọi Kinh này là đại bổn, Kinh A Di Đà dịch vào đời Nhà Tần gọi là tiểu bổn. Sớ Sao nói, Sớ Sao ở đây là Kinh Di Đà Sớ Sao của Đại Sư Liên Trì.

Trong đó nói rằng: Đại tiểu nhị bổn, văn hữu phồn giản, nghĩa vô thắng liệt, phán thuộc đồng bộ. Thật sự hai bộ Kinh này đều nói về một sự việc. Một bộ nói tỉ mỉ, Kinh Vô Lượng Thọ nói tỉ mỉ, Kinh Di Đà nói lược. Hoàn toàn tương đồng, cùng một bộ.

Tiểu bổn Kinh Di Đà hiện nay có ba loại. Kinh A Di Đà hiện nay, đời Diêu Tần Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập dịch.

Thứ hai là Kinh Xưng Tán Tịnh Độ Phật Nhiếp Thọ, đời Đường Tam Tạng Pháp Sư Huyền Trang dịch.

Thứ ba là Kinh A Di Đà hội tập bổn hai bản dịch vào đời Diêu và đời Đường, đây là hội tập của cư sĩ Bồ Tát giới Hạ Liên Cư hiện nay.

Hạ Lão cư sĩ, đã hội tập Kinh Vô Lượng Thọ, đồng thời cũng hội tập luôn Kinh A Di Đà. Hai bổn này ông đều hội tập hết. Đây là nói về đồng bộ.

Dưới đây giới thiệu sơ lược. Tần Đường lưỡng dịch, đại thể tương đồng. Đoạn này giới thiệu cho chúng ta Kinh Phật Thuyết A Di Đà, là tiểu bổn Kinh, do Ngài La Thập phiên dịch. Đời Đường Đại Sư Huyền Trang phiên dịch. Hai bổn này đều có trong Đại Tạng Kinh. Đại thể tương đồng sảo hữu xuất nhập. Nghĩa là phương pháp dịch không giống nhau.

Tần dịch tinh yếu lưu sướng, chúng sở tông hướng. Bản dịch của Ngài La Thập, thật sự là tinh tế vắn tắt, văn tự lưu loát, đọc rất dễ chịu, cho nên lưu thông rộng rãi. Người tu theo pháp môn Tịnh Độ chẳng ai không đọc qua bộ Kinh này, đặt nó làm thời công phu tối.

Bổn dịch của Pháp Sự Huyền Trang đời Đường, không có ai đọc, không phải người nghiên cứu Kinh Giáo thì hầu như chẳng ai đọc bổn này. Ngài dịch rất hay. Đường dịch tắc chuẩn xác tượng bị, lực bảo nguyên diện. Nghĩa là bản lai diện mục của nó phạm văn.

Ngài La Thập dịch là ý dịch, chứ không phải trực dịch, hoàn toàn nương vào ý nghĩa trong Kinh, dùng khẩu ngữ địa phương dịch ra. Cho nên người Trung Quốc đọc họ cảm thấy như đọc văn chương của mình vậy.

Huyền Trang Đại Sư phiên dịch hoàn toàn là phạm văn, Ngài trực dịch từ phạm văn, vẫn duy trì những thứ vốn sẵn có, nhưng chúng ta đọc sẽ thấy không suông, đó là văn pháp nước ngoài, đọc thấy không suông. Ngài dịch rất hay, chính xác, không sai tí nào.

Đáng tiếc đó là văn pháp nước ngoài, chúng ta không dễ gì tiếp nhận. Cho nên đại đa số đều đọc bản dịch của Ngài La Thập. Nguyên nhân là ở chỗ này. 

Tiên Sư hội tập lưỡng dịch, hiệt kỳ tinh yếu. Tiên Sư, Hoàng Niệm Tổ lão cư sĩ chú giải. Thầy của ông là cư sĩ Hạ Liên Cư. Hội tập hai bản dịch, nghĩa là của Ngài La Thập và Ngài Huyền Trang. Đem hai bản dịch này hội thành một bản. Hiệt kỳ tinh yếu, cánh cứ lục triều thạch Kinh, bổ túc Tần dịch sở dịch chi nhị thập nhất tự.

Lục Triều, ở đây nói sơ lược cho chúng ta về niên đại. Niên đại này bắt đầu từ thời Tam Quốc. Đông Ngô thời Tam Quốc, lập Kinh Đô ở Nam Kinh ngày nay. Sau này là thủ đô của Đông Tấn. Về sau đời Tống Tề Lương Trần, thành đô của bốn đời này đều ở Nam Kinh. Cho nên gọi Nam Kinh là Kinh sư của sáu Triều Đại.

Lục triều ở đây, vào khoảng thế kỷ thứ ba đến thế kỷ thứ sáu công nguyên. Chúng tôi nói công nguyên, khái niệm này sẽ rõ ràng hơn một chút. Hiện nay là công nguyên năm 2010. Chắc công nguyên năm ba trăm đến năm sáu trăm.

Hơn ba trăm năm này ở Trung Quốc là thời Nam Bắc triều. Sáu Triều Đại của Nam Triều, đều xây dựng thành đô ở Nam Kinh, cho nên gọi là lục triều. Ý nghĩa lục triều ở đây là nói về thời đại.

Thạch Kinh, dưới đây nói rằng: Án tương dương thạch Kinh, ở Tương Dương. Kinh ở đây là Kinh A Di Đà, được khắc ở trên đá.

Chữ này do ai viết?

Người Lục triều viết, ai là người viết thì không biết được, họ không lưu tên, nên chẳng biết được, chỉ biết được vào thời đó mà thôi. Khắc trên đá, gọi là Thạch Kinh. 

Người dùng tay khắc lên đá đây, nhất tâm bất loạn, nhưng vẫn còn hai mươi mốt chữ. Kinh hiện nay không có, nhưng Kinh A Di Đà khắc trên đá, nhiều hơn hai mươi mốt chữ. Hai mươi mốt chữ này rất quan trọng, ở đây viết ra cho chúng ta xem.

Có ở chỗ nhất tâm bất loạn. Chuyên trì danh hiệu, dĩ xưng danh cố, chư tội tiêu diệt. Tức thị đa thiện căn phước đức nhân duyên. Chính là hai mươi mốt chữ này. Hai mươi mốt chữ này thật sự vô cùng quan trọng. Trong Kinh Di Đà hiện nay không có hai mươi mốt chữ này. Nhưng trong bản hội tập của cư sĩ Hạ Liên Cư có, ông đã thêm hai mươi mốt chữ này vào trong đó.

Nếu chúng ta hỏi rằng: Nhất tâm bất loạn chuyên trì danh hiệu được chăng?

Diệt tội được chăng?

Cổ Đức từng nói, một câu Phật hiệu, niệm Phật một tiếng, có thể diệt được trọng tội sanh tử trong tam mươi ức kiếp. Tôi nghĩ, hàng đệ tử Phật Học theo Tông Tịnh Độ đều có nghe qua câu này. Đây là lời Tổ Sư dạy, là thật không giả đâu.

Chúng ta suy nghĩ thử xem, nó có sức mạnh lớn như vậy sao?

Đọc đoạn văn này rồi, trong đây có phương pháp.

Vì sao?

Một tiếng niệm Phật đó phải niệm như thế nào?

Nhất tâm bất loạn chuyên trì danh hiệu, sẽ có sức mạnh lớn như vậy. Ngày nay chúng ta niệm Phật rất nhiều vọng tâm, xem tạp vọng niệm thì công lực của chúng ta bị phá hoại mất rồi. Khi niệm Phật nếu niệm thành tâm thành ý, không có một vọng niệm nào, sức mạnh đó giống như trong đoạn này nói vậy chư tội tiêu diệt.

Vì sao?

Trong Kinh Đức Phật thường dạy, Ngài đã nói lên một nguyên lý nguyên tắc: Tất cả pháp tùng tâm tưởng sanh. Chúng ta tạo tội là ý niệm bất thiện, ngày nay niệm một danh hiệu Phật là thiện niệm.

Hơn nữa câu Phật hiệu này, từ tánh đức viên mãn lưu xuất ra, thì tội gì không diệt được?

Ngày xưa chúng ta không hiểu được đạo lý này, ta niệm Phật hiệu sức mạnh đó rất yếu ớt.

Vì sao?

Bởi đối với câu Phật hiệu này chúng ta có nhiều nghi vấn, hoài nghi. Sự hoài nghi này đã phá hoại công đức niệm Phật.

Cho nên Đại Thế Chí Bồ tát dạy ta niệm Phật: Đô nhiếp lục căn, tịnh niệm tương kế, có đạo lý của nó. Công đức niệm một tiếng Phật không thể nghĩ bàn. Đô nhiếp lục căn, mắt chúng ta thấy sắc, tai nghe tiếng, thức thứ sáu ở chỗ lục căn duyên ra ngoài, đô nhiếp nghĩa là kéo nó trở lại.

Kéo cách nào?

Mắt thấy sắc không động tâm, không khởi tâm không động niệm. Tai nghe âm thanh không khởi tâm không động niệm. Lục căn tiếp xúc cảnh giới lục trần, đều làm được đến chỗ không khởi tâm không động niệm, đó gọi là đô nhiếp lục căn. Người như thế quá giỏi. Đó là Bậc Thánh Nhân chứ không phải hàng phàm phu.

Hàng phàm phu làm sao có thể khống chế được?

Tâm của họ luôn hướng ra ngoài.

Ngày nay chúng ta dùng tâm gì?

Dùng tâm tán loạn niệm Phật. Nếu chúng ta nhất tâm niệm Phật, thì quá giỏi rồi. Niệm Phật giống nhau, nhưng dụng tâm không giống, cho nên hiệu quả bất tương đồng. Chúng ta phải hiểu đạo lý này.

Chúng ta học giáo lý nhiều năm như thế, hiểu điều này, không còn hoài nghi nữa. Công đức của nhất tâm niệm Phật thật sự rất lớn. Cho nên nói Nhất niệm tương ưng nhất niệm Phật, niệm niệm tương ưng niệm niệm Phật, tương ưng mà.

Tương ưng với ai?

Tương ưng với tự tánh, tương ưng với tánh đức. Tương ưng với tánh đức chính là tương ưng với Phật A Di Đà.

Tương ưng cách nào?

Đồng tâm, đồng đức, đồng nguyện, đồng hạnh với Đức Phật A Di Đà. Làm được đến chỗ bốn điều đồng này, thì ta và Đức Phật A Di Đà là một thể.

Quý vị nghĩ xem tội gì không diệt được?

Xưng danh ở đây, ngày nay chúng ta gọi là chấp trì danh hiệu. Chúng ta niệm câu Nam Mô A Di Đà Phật, hoặc niệm A Di Đà Phật. Đứng về hành môn mà nói, tám vạn bốn ngàn pháp môn.

Trong Tứ Hoằng Thệ Nguyện nói: Pháp môn vô lượng thệ nguyện học. Trong vô lượng vô biên vô tận pháp môn, thì niệm Phật là đức thứ nhất.

***