VÌ SAO TRONG NHẤT CHÂN PHÁP GIỚI, MỌI THỨ CHẲNG THAY ĐỔI, VĨNH HẰNG BẤT BIẾN?

VÌ SAO TRONG NHẤT CHÂN

PHÁP GIỚI, MỌI THỨ CHẲNG

THAY ĐỔI, VĨNH HẰNG BẤT BIẾN?

Giảng giải: Hòa Thượng Tịnh Không
 

Vì sao trong nhất chân pháp giới, mọi thứ chẳng thay đổi, vĩnh hằng bất biến?

Chúng ta bèn hiểu rõ: A lại da có thể biến, y báo và chánh báo trang nghiêm trong mười pháp giới là cái được biến sở biến. Trong Cõi Thật Báo Trang Nghiêm không có A lại da, A lại da đã chuyển thành đại viên kính trí. Vì vậy, nó chỉ có thể sanh, có thể hiện, chẳng có sở biến lẫn năng biến. Do đó, trong thế giới ấy, vĩnh hằng bất biến.

Người trong thế giới ấy hóa sanh, dung mạo vĩnh viễn bất biến, thân vĩnh hằng bất biến, đúng như chúng ta thường nói: Bồ Tát Bồ Tát, niên niên thập bát Bồ Tát năm nào cũng là mười tám tuổi, Ngài chẳng già.

Ngài vĩnh viễn chẳng già, vì sao?

Ngài không có A lại da thức. Chúng ta bị biến đổi vì A lại da thức. A lại da thức có thể biến, do vậy, chúng ta sanh, lão, bệnh, tử là vì bị nó biến. Chính nó lại có sanh diệt, cho nên những thứ do nó biến ra thảy đều có sanh diệt. Do vậy, trong nhất chân pháp giới, chúng ta gọi là Cõi Thật Báo Trang Nghiêm, trong ấy không có sanh diệt, vì các Ngài chẳng dùng A lại da.

Do vậy có thể biết: Tứ Thánh pháp giới có biến đổi hay chăng?

Quý vị hãy suy nghĩ: A La Hán, Bích Chi Phật, Bồ Tát, Phật, tức là Phật trong mười pháp giới đều có biến, họ dùng A lại da, bất quá tốc độ biến đổi chậm một chút, không nhanh như chúng ta, chúng ta biến đổi rất nhanh, họ biến đổi chậm hơn một chút.

Vì thế, đạo lý là ở chỗ này. Hoa trong Thế Giới Cực Lạc vĩnh viễn chẳng tàn, vĩnh viễn chẳng khô. Khí hậu chẳng quá lạnh hay quá nóng, không có những hiện tượng này.

Vì sao?

Người trong thế giới ấy chẳng dùng A lại da. Người đới nghiệp vãng sanh cũng chẳng dùng, điều này rất lạ lùng.

Vì sao người đới nghiệp vãng sanh chẳng dùng?

Được bổn nguyện của A Di Đà Phật gia trì, quý vị thấy bốn mươi tám nguyện đã nói rất rõ ràng, sanh vào Tây Phương Cực Lạc Thế Giới đều là A Duy Việt Trí Bồ Tát, chuyện này được nói trong nguyện nào?

Trong nguyện thứ mười chín, tức là nguyện phát Bồ Đề tâm, đều là A Duy Việt Trí Bồ Tát.

A Duy Việt Trí là gì?

Từ Thất Địa trở lên. Tuy là đới nghiệp vãng sanh, phiền não tập khí đúng là một phẩm cũng chưa đoạn, nhưng sự hưởng thụ, đãi ngộ trong Thế Giới Cực Lạc là sự đãi ngộ Thất Địa Bồ Tát.

Quý vị chẳng phải là Thất Địa Bồ Tát, nhưng tới đó, hưởng thụ sự đãi ngộ dành cho Thất Địa Bồ Tát, do ai ban cho quý vị?

A Di Đà Phật ban cho quý vị, hưởng ké từ A Di Đà Phật, cậy vào phước báo của A Di Đà Phật, chẳng phải là của chính mình. Trong thập phương Chư Phật Thế Giới, không có sự thù thắng này, chỉ có Thế Giới Cực Lạc là có sự đãi ngộ đặc thù này.

Đức Phật chẳng nói: Đều là A Duy Việt Trí Bồ Tát, trừ Cõi Phàm Thánh Đồng Cư ra, Ngài chẳng nói lời ấy. Nếu chẳng nói lời ấy, Hạ Hạ Phẩm vãng sanh trong Cõi Phàm Thánh Đồng Cư cũng có sự đãi ngộ này.

Quý vị thật sự hiểu rõ, minh bạch chuyện này, há còn có thể chẳng cầu sanh Tịnh Độ ư?

Còn làm chuyện khác nữa ư?

Làm chuyện khác, mệt chết luôn, nhưng chưa chắc đã thành tựu trong một đời.

Quý vị khăng khăng một mực niệm một câu A Di Đà Phật này, đôi ba năm sẽ thành công, sẽ đạt được, còn làm điều gì khác nữa?

Quý vị thật sự buông xuống vạn duyên.

Vì sao người khác chưa buông xuống được?

Chưa hiểu rõ. Do vậy, sau khi hiểu rõ, ta thường khuyên người khác. Nhưng cũng chẳng phải là khuyên bất cứ ai vì kẻ ấy chưa chắc đã tiếp nhận. Ta khuyên mọi người, chúng ta hãy suy nghĩ cho nhiều, học theo Liên Trì Đại Sư.

Liên Trì Đại Sư đã giác ngộ, đã hiểu rõ, bèn nói: Tam Tạng mười hai bộ, nhường cho người khác ngộ, quý vị ưa thích thì hãy dụng công nơi đó, tôi chẳng làm. Tám vạn bốn ngàn hạnh, dành cho người khác hành, tôi cứ một bộ Kinh Di Đà, một câu A Di Đà Phật, định rồi. Liên Trì Đại Sư chẳng làm nữa, nêu gương tốt cho người đời sau.

Tịnh Độ Ngũ Kinh đều được, thọ trì toàn bộ Ngũ Kinh cũng được, mà thọ trì một Kinh trong Ngũ Kinh cũng được, quý vị thấy pháp môn này thuận tiện lắm, chẳng thể nghĩ bàn lắm.

Đối với pháp môn này, giảng giải tánh, tướng, lý, sự, nhân quả thấu triệt nhất, minh bạch nhất là Kinh Vô Lượng Thọ. Quả thật, khó thể đọc trọn cả năm bản dịch gốc của Kinh Vô Lượng Thọ.

Vì vậy, đời Tống, cư sĩ Vương Long Thư Hội Tập đầu tiên, có thể nói là cổ nhân đã sớm nghĩ Hội Tập là chuyện bắt buộc phải làm, đến phần sau sẽ có một đoạn chuyên nói rõ chuyện này.

Sau đấy, chúng ta mới thật sự nhận biết bản Hội Tập này của Hạ Lão cư sĩ chẳng thể nghĩ bàn, Hội Tập thật viên mãn, chẳng dùng ý tưởng của chính mình, ngay cả tựa đề Kinh cũng là Hội Tập.

Bản dịch gốc đời Tống dịch là Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Kinh, quý vị thấy cụ bỏ chữ Kinh, dùng Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm.

Bản dịch đời Hán là Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh, nay hai tựa đề Kinh được gộp thành một, trở thành Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh, đúng là áo Trời không vết may, chẳng thêm vào một chữ nào.

Bản hội tập của Vương Long Thư có tựa đề là Đại A Di Đà Kinh, nhưng trong Kinh chẳng có những chữ này. Còn tựa đề Kinh của Cụ Hạ là nguyên văn, chúng ta chẳng thể không bội phục Ngài. Đề mục này tuyệt quá, phô rõ nhân quả của Thế Giới Cực Lạc. Đại thừa là trí huệ, Vô Lượng Thọ là đức, Trang Nghiêm là tướng hảo.

Quý vị thấy quả báo là như Đức Thế Tôn trong Kinh Hoa Nghiêm đã nói: Hết thảy chúng sanh đều có trí huệ và đức tướng của Như Lai, quý vị thấy chẳng phải là đề mục này hay sao?

Đại Thừa là trí huệ, Vô Lượng Thọ là đức, trang nghiêm là tướng, quả đấy. Quả đức.

Cách tu quả ấy ra sao?

Thanh Tịnh, Bình Đẳng, Giác. Bởi lẽ, quý vị tu thanh tịnh, bình đẳng, giác, sẽ chứng Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm. 

Quý vị thấy tựa đề này viên mãn lắm. Đối với tỷ dụ này của Cụ Hoàng, chúng ta niệm niệm đều thấu hiểu là được rồi. Có thể thấy tướng sai biệt của các món đồ, có sanh, có diệt, đều là hư vọng, nhưng chất vàng bản thể của các món đồ là bình đẳng nhất tướng, chẳng sanh, chẳng diệt.

Dĩ thượng, dĩ kim dụ chân thật bình đẳng chi thật tướng, dĩ kim khí dụ chủng chủng sai biệt tướng trên đây, dùng vàng để sánh ví thật tướng bình đẳng chân thật, dùng các vật dụng bằng vàng để sánh ví các tướng sai biệt, y báo và chánh báo trong mười pháp giới sai biệt.

Do thượng dụ khả minh, nhược khán phá chư kim khí Tháp, Tượng, bình, oản, xuyến, hoàn đẳng hư vọng sai biệt chi tướng, tức kiến chư khí trung bình đẳng chân thật chi kim.

Nếu thí dụ trên đây có thể nói rõ: Nếu thấy thấu suốt tướng sai biệt hư vọng của các món đồ bằng vàng Tháp, Tượng, bình, chén, xuyến, vòng v.v... sẽ liền thấy chất vàng bình đẳng chân thật. Quý vị hãy thấy vàng, đừng chấp trước tướng. Quý vị lấy vàng, bèn tùy tiện lấy món nào cũng đều là vàng.

Bảo quý vị lấy vàng ra, quý vị thấy cái này là Tháp, cái kia là tượng, cái đó là bình, quý vị nói: Không có vàng, chẳng có hoàng kim quý vị chấp tướng rồi. Cổ Nhân dùng tỷ dụ dĩ kim tác khí, khí khí giai kim, dùng tỷ dụ này. Dĩ dụ ly nhất thiết pháp hư vọng chi tướng để tỷ dụ lìa tướng hư vọng của hết thảy các pháp, quý vị sẽ thấy thật tướng, sẽ thấy chân tánh.

Tánh và tướng vĩnh viễn chẳng thể tách rời, nhưng đối với tướng thì sáu căn tiếp xúc được, nhìn thấy nó, sờ được nó, còn tánh thì sáu căn chẳng thể tiếp xúc, nhìn không thấy, nó chẳng phải là vật chất, mà cũng chẳng phải là tinh thần.

****