TRUNG QUỐC VÀO THỜI XUÂN THU CHIẾN QUỐC CÓ NGÔN NGỮ, CÓ VĂN TỰ, NHƯNG KHÔNG THỐNG NHẤT

TRUNG QUỐC VÀO THỜI XUÂN THU

CHIẾN QUỐC CÓ NGÔN NGỮ, VĂN TỰ,

NHƯNG KHÔNG THỐNG NHẤT

Giảng giải: Hòa Thượng Tịnh Không
 

Khổng Lão Phu Tử tại Trung Quốc năm xưa dạy học cũng là lời nói, không dùng văn tự. Văn tự đều là thầy giáo qua đời rồi, học trò mới ghi chép nó lại, giống như Luận Ngữ, chính là học trò của Khổng Tử ghi chép lại những ngôn hạnh năm xưa Khổng Tử còn tại thế, để lưu truyền cho hậu thế.

Phật Thích Ca Mâu Ni bốn mươi chín năm giảng Kinh thuyết pháp, không có văn tự, học trò nhiều như vậy, ngày ngày đều nghe, không có ghi chép, không có ai ghi lại.

Cho nên những lời nói trong Kinh Điển rất có lý: Phật dùng một âm mà thuyết pháp, chúng sanh tùy loại mà hiểu được khác nhau, chúng ta biết được vào lúc đó, ngôn ngữ chắc chắn không thống nhất. Trung Quốc vào thời Xuân Thu Chiến Quốc có ngôn ngữ, có văn tự, nhưng không thống nhất.

Thời nhà Chu, trong sách sử ghi chép có tám trăm Chư Hầu, cũng tức là nói khu vực Trung Quốc này từ lưu vực Hoàng Hà đến lưu vực Trường Giang, còn chưa đến Châu Giang, tức là khu vực trung nguyên hiện nay, có bao nhiêu quốc gia?

Hơn tám trăm quốc gia. Mỗi một quốc gia có văn tự của nó, có ngôn ngữ của nó, ngày nay chúng ta nói là tiếng địa phương. Vì vậy quý vị thấy chữ Triện, chúng ta thường thấy nhiều nhất, trên cái ly này in một trăm chữ phước, một trăm chữ thọ, cách viết đều không giống nhau.

Vì sao vậy?

Đó đều có căn cứ, không phải là tùy tiện viết ra, đều là văn tự các địa phương đương thời không giống nhau, cách viết khác nhau. Văn tự đến đời Tần mới thống nhất được. Cho nên vào thời Hạ Thương Chu đều chưa thống nhất, cách viết đều khác nhau.

Vì thế ở đây chúng ta nói về giáo, trong giáo điều quan trọng nhất là lý. Văn tự và ngôn ngữ đều giải thích cho lý, phải nói rõ ràng về lý. Từ Hoàng Đế đến Triều Chu, chúng ta nói đến thời đại của Khổng Tử, cũng khoảng hai ngàn năm trăm năm, Hoàng Đế phát minh ra văn tự mới bắt đầu có ghi chép.

Lúc đó văn tự viết ở đâu?

Hiện nay chúng ta nhìn thấy giáp cốt văn chính là đó. Sau này quý vị nhìn thấy chung đỉnh văn, đó cũng là nơi viết, là dùng dao, vào thời Hạ Thương Chu đã rất tiến bộ, dùng thẻ trúc, khắc lên trên thẻ trúc, đem văn tự khắc vào thẻ tre, đem những thẻ tre này kết nối lại với nhau bằng dây, gọi là trúc giản, văn dĩ tải đạo.

Vì vậy văn tự chú trọng đơn giản không nên phiền phức. Việc khắc chữ đó thật không dễ dàng, rất mất công, nên càng đơn giản càng tốt. Đây là Trung Quốc từ xưa truyền lại được, giản tức tường tận, chú trọng bốn nguyên tắc, phải đơn giản, phải dứt khoát, phải tường tận, phải rõ ràng, không được hàm hồ, người ta xem không thể để cho họ xem sai ý nghĩa. 

Ngôn ngữ và văn tự đều chú trọng bốn chữ giản yếu tường minh, phù hợp với điều này là văn chương tốt, ngôn ngữ tốt, không lủng củng tí nào.

Không có Trường Thiên Đại Luận, văn chương Trường Thiên Đại Luận gần như đến đời Hán, Tần Hán, đến thời đại Xuân Thu thì gần như Trường Thiên Đại Luận xuất hiện rồi, trước đó rất ít. Cho nên điều này không thể không biết. Lý rõ ràng rồi điều quan trọng chính là thực tiễn.

Làm thế nào đem những lý luận, đạo lý này thực tiễn vào cuộc sống, thực tiễn vào công việc, thực tiễn vào trong xử sự đối người tiếp vật, vậy là quý vị thực sự làm được rồi, thực sự lợi ích được rồi.

Quả là chứng quả, mới có một thành tựu viên mãn, trong bốn pháp quan trọng nhất là hành, quý vị không thể thực tiễn toàn là không, vậy là trở thành huyền học, làm cho xã hội đại chúng không đạt được lợi ích chân thật.

Cổ Thánh Tiên Hiền, không ai không lấy quần chúng để cân nhắc, niệm niệm đều vì đại chúng, thứ để cho đại chúng học tập nhất định phải đơn giản, để mọi người phổ thông đều có thể tiếp thu được.

Cho nên Trung Quốc thời thượng cổ, lúc đó chưa có văn tự truyền xuống, tôi tin rằng ngũ luân, ngũ thường, tứ duy, bát đức đều từ thời thượng cổ truyền xuống, nó đơn giản, thực sự vắn tắt, truyền đời này qua đời khác sẽ không truyền sai.

Quý vị nói xem ngũ luân chỉ vài câu: Phụ tử hữu thân, quân thần hữu nghĩa, phu phụ hữu biệt, trưởng ấu hữu tự, bằng hữu hữu tín.

Như vậy làm sao mà truyền sai được?

Sẽ không truyền sai.

Ngũ thường càng đơn giản hơn, chỉ năm chữ: Nhân nghĩa lễ trí tín. Sẽ không truyền sai, truyền một vạn năm, truyền mười vạn năm, cũng không truyền sai. Đời này qua đời khác có thể truyền xuống được.

Tứ duy chỉ bốn chữ: Lễ nghĩa liêm sỉ.

Bát đức có tám chữ: Hiếu đễ trung tín, nhân ái hòa bình. Trung Quốc mấy ngàn năm nay tinh hoa của Tổ Tông dạy học chính là mấy chữ này, sau này diễn biến thành Thập Tam Kinh, Ngũ Kinh, Thập Tam Kinh.

Đến Thanh Triều sơ niên Càn Long biên thành Tứ Khố Toàn Thư, cương lĩnh chung không ngoài bốn điều chính là ngũ luân, ngũ thường, tứ duy, bát đức. Nghiên cứu của hậu nhân đem những thứ phát minh này giảng giải rõ ràng, làm thế nào để thực tiễn nó, thực tiễn giáo dục khắp thế gian.

***