TRONG THƯỜNG TỊCH QUANG, CŨNG KHÔNG CÓ THÂN, CŨNG KHÔNG CÓ ĐỘ

TRONG THƯỜNG TỊCH QUANG,

CŨNG KHÔNG CÓ THÂN,

CŨNG KHÔNG CÓ ĐỘ

Giảng giải: Hòa Thượng Tịnh Không
 

Chúng ta cùng nhau học tập chú giải này, tôi cảm thấy chúng ta không nghiêm túc học tập, thì có lỗi với vị lão nhân này. 

Đặc biệt là chúng ta gặp được lần này, hiện tại chúng ta từ đầu đến cuối tỉ mỉ để xem, từng chữ từng chữ đều không bỏ qua, tôi tin rằng các đồng học và tôi đều có đồng cảm, ông chú giải thật tốt, làm cho chúng ta có tín nguyện kiên định đối với Tịnh Tông.

Chỉ cần thực sự buông bỏ tất cả, nhất tâm niệm Phật, thì nhất định được sanh Tịnh Độ. Điều này đích thực có mật ngữ, có thân mật. Sự việc này là thật, không phải là giả. Chúng ta xem tiếp đoạn dưới.

Theo thân Phật có thể chia thành năm, điều này trong Kinh Giáo Đại Thừa thường nói năm loại thân: Một là pháp thân, hai là báo thân, ba là ứng thân, bốn là hóa thân, năm là đẳng lưu thân. Đẳng lưu thân chúng ta nghe tương đối ít, trong chú giải sau này có nói, đây là điều Mật Tông nói. Trong hiển tông chỉ nói bốn loại trước. Dưới đây ông giải thích cho chúng ta từng điều một.

Pháp Thân tức là tự tánh thân, tên là Tỳ Lô Giá Na, dịch là biến nhất thiết xứ. Chúng ta nói những câu này trước. Pháp thân không có hình tướng, nghiêm túc mà nói, chính là tự tánh thanh tịnh viên minh thể, đây là pháp thân, vô hình vô tướng, là bản thể của tất cả pháp. Bản thể này là danh từ triết học, bởi vì tất cả pháp từ nó mà sanh, không có nó thì không có tất cả pháp. Ngay cả hư không cũng là nhờ nó mà sanh.

Nếu như không có nó, hư không cũng không tồn tại, trong Hoàn Nguyên Quán nói: Tự tánh thanh tịnh viên minh thể, chính là chỉ điều này. Trong Kinh Giáo Đại Thừa xưng Pháp Thân Phật là Tỳ Lô Giá Na. Tỳ Lô Giá Na là tiếng Phạn, dịch thành tiếng Trung là biến nhất thiết xứ, trên thực tế chính là Thường Tịch Quang mà trong Tịnh Độ thường nói. Tịnh Tông nói Tứ Độ.

Thường Tịch Quang Độ, Thật Báo Trang Nghiêm Độ, Phương Tiện Hữu Dư Độ, Phàm Thánh Đồng Cư Độ, nói Tứ Độ. Ba độ sau, thân và độ không giống nhau, có thân có độ. Trong Thường Tịch Quang nói thân tức là độ, độ tức là thân, Ấn Độ không phải hai.

Vì sao vậy?

Thực sự mà nói trong Thường Tịch Quang, cũng không có thân, cũng không có độ. Ý nghĩa của Tỳ Lô Giá Na gọi là biến nhất thiết xứ.

Quý vị xem danh từ này, biến nhất thiết xứ, thân và độ nhất như không hai, vì sao vậy?

Thân và độ dung hòa thành một khối, hòa thành một thể, không thể nào phân chia. Chúng ta từ Huệ Năng Đại Sư kiến tánh, Ngài đã báo cáo, trong năm câu nói liền có thể lãnh hội được. Năm câu nói này chính là nói Thường Tịch Quang, chính là Tỳ Lô Giá Na trong Kinh Hoa Nghiêm đã nói.

***