TRONG NĂM NĂM PHẢI TUÂN THỦ, KHÔNG PHẢI LÀ VÔ THỜI HẠN, CHỈ NĂM NĂM

TRONG NĂM NĂM PHẢI TUÂN THỦ,

KHÔNG PHẢI LÀ VÔ THỜI HẠN,

CHỈ NĂM NĂM

Giảng giải: Hòa Thượng Tịnh Không
 

Trước đây thầy Lý dạy tôi, ban đầu thầy dạy tôi theo thầy, cho tôi ba điều kiện. Tôi đến Đài Trung tìm thầy, nói rõ tôi rất muốn học với thầy, làm học trò của thầy. Thầy ra cho tôi ba điều kiện, điều kiện thứ nhất, lúc đó tôi đã học Phật, học được mấy năm. Hình như tôi học Phật năm hai mươi sáu tuổi, tôi đến thân cận thầy vào năm ba mươi tuổi, được năm năm.

Ba mươi tuổi, theo học với thầy năm ba mươi tuổi. Thầy nói sở học trước đây của anh, bất luận học với ai, bao gồm học với thầy Phương và Đại Sư Chương Gia, tôi đều không thừa nhận, thầy nói với tôi thầy không thừa nhận. Anh đến đây học cũng được, nhưng tất cả phải học lại từ đầu, trước đó không tính, đây là điều kiện thứ nhất.

Điều thứ hai: Anh đến đây học, chỉ được nghe mình tôi giảng Kinh dạy học, chỉ nghe một người thầy. Ngoài ra bất luận là đại đức xuất gia hay tại gia giảng Kinh, anh đều không được nghe, không cho phép.

Điều thứ ba: Bắt đầu từ hôm nay, những sách vở anh xem, bất luận là Kinh Sách hay sách thông thường khác, chưa được tôi đồng ý đều không được xem.

Tôi nghe nói như vậy cảm thấy ông thầy này quá ngang tàng, giống như trong mắt không có ai, vì sao lại hạn chế nghiêm khắc như vậy?

Không để ta nghe, đồng nghĩa là nhém tai ta lại. Không cho ta xem, nghĩa là đã bịt mắt ta lại, chỉ nghe một theo mình ông. Lúc đó tôi nghe như vậy, trầm mặc khoảng năm phút mới đồng ý, tôi suy nghĩ một chút liền tiếp thu.

Lúc này thầy mới nhận tôi làm học trò, sau đó thầy nói với tôi: Điều kiện này không phải là vô thời hạn, chỉ cần năm năm. Trong năm năm phải tuân thủ, không phải là vô thời hạn, chỉ năm năm. Sau khi đồng ý, khoảng được ba tháng là có hiệu quả, đầu óc rõ ràng hơn.

Vì sao vậy?

Vì ba tháng không xem những điều linh tinh, tâm được định tĩnh, chỉ theo một vị thầy. Khoảng mười năm sau tôi mới hiểu, đây chính là xưa nay gọi là truyền thừa. Thầy giáo nhắm trúng quý vị, muốn dạy quý vị, nếu như ta nghe nhiều thứ quá, thầy không thể dạy được, quý vị quá nhiều tạp loạn.

Xem nhiều thứ quá cũng không được, dù sao chúng tôi cũng lớn tuổi. Khi tôi theo thầy học đã ba mươi tuổi, theo thầy Phương học là hai mươi sáu tuổi, nên mới hạn chế như vậy. Nửa năm sau, hiệu quả rất thù thắng, tâm địa thanh tịnh, hình như có chút trí tuệ, có thể nghe hiểu những gì thầy nói, xem sách cũng hiểu được.

Thời gian năm năm đã hết, tôi thưa với thầy: Thầy ơi, phương pháp này, em muốn tiếp tục thêm năm năm nữa, thầy nghe vậy mỉm cười. Tôi giữ phương pháp này mười năm.

Đây là gì?

Thật ra đây nghĩa là nhất môn thâm nhập trường thời huân tu, nếu không có niềm tin đối với thầy là không được, quý vị không trụ lâu được ở đó. Về sau tôi phản tỉnh lại, trước đây theo học với thầy Phương cũng như vậy, tuy không nói ra. Tôi vốn là muốn đến trường dự thính tiết học của thầy, thầy không cho tôi đi.

Thầy nói trường học hiện nay, thầy không ra thầy, trò không ra trò, sáu mươi năm trước. Thầy nói nếu anh đến trường học sẽ rất thất vọng, thầy đồng ý dạy tôi ở nhà thầy vào chủ nhật hàng tuần, dạy cho tôi hai tiếng, một tiết học.

Học trên chiếc bàn tròn nhỏ trong phòng khách nhà thầy, hai người chúng tôi ngồi đối diện nhau, chương trình tôi học là như vậy. Tôi với thầy chưa từng quen biết, không có mối quan hề nào.

Tôi là mộ Danh thầy nên tự viết thư giới thiệu mình, khi gặp mặt nói đến sau cùng kết luận, là chủ nhật hàng tuần dạy hai tiếng tại tư gia. Về sau quen với Đại Sư Chương Gia, Đại Sư rất quan tâm, rất từ bi, cũng dạy cho tôi một tuần hai tiếng.

Nếu tôi làm biếng không đến, Đại Sư bảo thị giả gọi điện cho tôi, hỏi tôi tại sao không đến, có phải bệnh rồi chăng?

Đại Sư quan tâm như vậy, không đi cảm thấy ngại, thầy quá quan tâm. Thầy Lý là nói ra điều kiện, còn thầy Phương và Đại Sư không nói ra. Đây là thân cận thiện tri thức.

Trong quá trình dạy học thầy Lý nói, thầy nói, thầy rất khiêm tốn: Tôi chỉ dạy anh năm năm, năm năm sau thì sao?

Tôi giới thiệu thầy giáo khác cho anh, là ai?

Thầy của thầy, là Đại Sư Ấn Quang. Đại Sư đã viên tịch, nhưng trước tác của Ngài vẫn còn.

Thầy giới thiệu cho tôi bốn cuốn sách, lúc đó Đài Loan chỉ có một bộ này: Ấn Quang Đại Sư Văn Sao. Chính biên hai cuốn Thượng Hạ, tục biên hai cuốn Thượng Hạ, bốn cuốn. Thầy giới thiệu và bảo tôi nghiên cứu bộ sách này, y giáo phụng hành, như vậy chính là đệ tử của Đại Sư Ấn Quang. Thầy nói với tôi, đây là một vị thiện tri thức lớn thời đương đại, thầy học pháp môn Tịnh Độ với Đại Sư Ấn Quang.

Nên sự truyền thừa của chúng tôi là từ Đại Sư Ấn Quang. Bây giờ toàn tập của Đại Sư Ấn Quang đã xuất bản, hình như là bảy cuốn bìa cứng. Thân cận thiện tri thức rất quan trọng.

Thứ hai, có thể nghe pháp. Câu này hình như rất đơn giản, thật ra không đơn giản đâu.

Thật sự có thể nghe pháp sao?

Bây giờ chúng ta thấy một trường hợp, là bà Lưu Tố Vân, bà có thể nghe pháp. Quý vị xem, một bộ Kinh Vô Lượng Thọ, bà chỉ chuyên nghe một bộ, không nghe bộ thứ hai. Mỗi ngày nghe một CD, một CD thời lượng một tiếng, nghe lặp đi lặp lại mười lần CD này.

Nghĩa là mỗi ngày bà nghe mười tiếng, mười tiếng là một đĩa CD nghe mười lần, quả đúng gọi là trường thời huân tu.

Lúc đó tôi giảng Kinh Vô Lượng Thọ ở Singapore, thời gian hình như là năm một ngàn chín trăm chín mươi tám, giảng xong trong vòng một tháng.

Mỗi ngày hai tiếng, một tháng giảng xong, sáu mươi tiếng đồng hồ, nhanh chóng lưu thông đến Trung Quốc sáu mươi ngày, nghe hết một bộ Kinh, đều là mỗi ngày nghe mười tiếng, nghe xong nghe lại từ đầu, vẫn là mỗi ngày một CD, mười tiếng đồng hồ, nghe suốt mười năm. Đây gọi là có thể nghe pháp.

Mười năm này, chúng ta không biết công phu của bà, nhưng có thể lãnh hội được bà đạt được tâm thanh tịnh, tâm thanh tịnh sanh trí tuệ. Tôi chỉ nghe bà trả lời câu hỏi trên CD, thính chúng ba bốn trăm người đặt câu hỏi, thời gian giải đáp hai ba tiếng. Bà trả lời rất viên mãn, đó là trí tuệ, trí tuệ biện tài, đó không phải là điều đơn giản.

Nghe Kinh phải nghe như thế, đọc Kinh cũng giống như vậy. Đọc Kinh đồng nghĩa là nghe theo cổ nhân, những gì cổ nhân nói trong sách. Khi nghe hiểu được ý nghĩa, muốn không nghe cũng không thể, đây là pháp vị.

Cổ nhân nói: Thế vị gian sao đậm bằng pháp vị. Quý vị vừa tiếp xúc, bất luận là nghe hay xem, khi tâm hoan hỷ hiện tiền không muốn nghe cũng không được. Hồ Tiểu Lâm báo cáo, ông ta nói hiện nay ông ta đọc Kinh mỗi ngày mười hai tiếng, quên hết, đến ăn cơm uống nước, đi nhà vệ sinh cũng quên.

Chuyên chú, pháp hỷ sung mãn. Ông nói với chúng tôi, mỗi ngay ông bắt đầu tụng Kinh vào tám giờ ba mươi sáng, đến tám giờ ba mươi tối, mười hai tiếng. Ông đã thực hành được câu nói này, câu trước cũng làm được, hai câu.

Tư duy nghĩa, tư duy này không phải là tướng tâm duyên, vừa nghe lập tức hiểu nghĩa, vừa xem đã hiểu, đây gọi là tư duy nghĩa.

***