TỊNH ĐỘ ĐẠI KINH GIẢI DIỄN NGHĨA, TÔI ĐẶT TÊN ĐỀ MỤC NÀY

TỊNH ĐỘ ĐẠI KINH GIẢI DIỄN NGHĨA,

TÔI ĐẶT TÊN ĐỀ MỤC NÀY

Giảng giải: Hòa Thượng Tịnh Không
 

Cho nên lần này tôi chọn giảng chú giải này, kỷ niệm lão cư sĩ, ông vất cả cực nhọc, chú giải này cần phải truyền đi, giảng kỹ một lần thì có thể truyền đi rồi. Cho nên chúng ta đặt tên đề mục là Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa, tôi đặt tên đề mục này.

Câu nói này của cư sĩ Trầm Thiện Đăng, chúng ta xem qua rồi. Xem ông nói dưới đây trầm thị phục minh Phạn bản dị ngộ chi nhân viết, trong bản tiếng Phạn này dễ xuất sai lạc.

Nguyên nhân gì?

Cái phạn giáp giai tả bản, dị chí thoát ngộ, Ấn Độ truyền qua là bản gốc tiếng Phạn, tại Cố Cung Bác Vật viện có bảo tồn, có cơ hội quý vị nên xem. 

Nó được viết ở lá cây Bối Đa La, đem lá cây này, loại lá cây ấy giống như cây chuối tiêu của chúng ta, đem nó cắt từng miếng từng miếng lớn giống nhau, hai bên khoét cái lỗ, dùng sợi dây xâu lại, đại khái một mặt có thể viết được năm hàng, viết thêm trên đỉnh được sáu hàng, hai bên đều viết, cho nên dùng dây xâu lại, rất dễ dàng, dây đứt thì nó rãi ra, rất dễ mất đi. Đây là dễ sai sót.

Như Hán dịch đại bản Kinh, nãi nhĩ kiếp thời hạ, thoát ngộ số thập tự, hán nghĩa bất quán, văn nghĩa này liên kết không được, đây nêu ví dụ, tình hình này rất nhiều.

Hựu Tứ Thập Nhi Chương Tạng Bản, tựu thị Tứ Thâp Nhị Chương Kinh. Đây là bộ Kinh Điển thứ nhất dịch tại Trung Quốc, phiên dịch sớm nhất, là từ các Kinh trích ra, nó không phải là một bộ Kinh, rất nhiều Kinh, những điều quan trọng Phật nói, từng điều từng điều ghi chép lại, gồm có bốn mươi hai đoạn.

Ma Đằng và Trúc Pháp Lan, ban sơ họ đến Trung Quốc phiên dịch ra. Bản này đều viết bằng tay.

***