TIÊU CHUẨN KHÔNG CÒN,
THIÊN HẠ ĐẠI LOẠN,
MỌI TRI KIẾN ĐỀU XUẤT HIỆN
Giảng giải: Hòa Thượng Tịnh Không
Họ từng huân tập trong Phật Pháp, luôn dùng đạo lý trong Kinh Điển áp dụng trong cuộc sống hằng ngày, vì thế họ nhìn người, nhìn việc, nhìn thế giới khác với chúng ta. Chúng ta rất chấp trước, họ không chấp trước. Chúng ta thích phân biệt, họ không phân biệt. Luôn ở trong định, định sanh trí tuệ. Chúng ta ở trong vọng tưởng, vọng tưởng lan tràn.
Vọng tưởng sanh phiền não, không sanh trí tuệ, như vậy sao giống nhau được?
Buông bỏ quan trọng nhất. Đặc biệt là xã hội hiện tại, tiêu chuẩn của Phật không còn, tiêu chuẩn của Thánh Hiền cũng không có. Tiêu chuẩn không còn, thiên hạ đại loạn, mọi tri kiến đều xuất hiện. Hiện nay khởi xướng tự do ngôn luận, tự do xuất bản. Tà luận và chánh luận hỗn hợp khó phân. Chánh luận cũng biến thành tà luận.
Vì sao nói chánh luận biến thành tà luận?
Có người không nhận thức được giá trị, xem chánh luận như tà luận, thậm chí xem tà luận là thành chánh luận.
Vì sao vậy?
Vì mọi người ai cũng nói đến, tà liền biến thành chánh. Ví dụ trẻ con không hiểu chuyện, cha mẹ dạy con cái có đánh phạt, đây là điều bình thường. Mấy ngàn năm nay, đây là hiện tượng bình thường, chánh pháp. Hiện nay không được, hiện nay nếu trách phạt trẻ em, tức là ngược đãi trẻ thơ, bị kết tội, cha mẹ bị xử phạt.
Ở Mỹ nếu cha mẹ đánh con cái, mắng con cái, không được để hàng xóm thấy. Hàng xóm nhìn thấy họ sẽ gọi điện báo cảnh sát, gia đình đó cha mẹ ngược đãi con cái, cảnh sát đến ngay hiện trường.
Hiện nay xã hội phương Đông dần dần chịu ảnh hưởng văn hóa phương Tây, trẻ con nói về nhân quyền, cha mẹ không được xâm phạm nhân quyền của con cái.
Quý vị nói đây là chánh pháp hay là tà pháp?
Tôi chỉ đưa ra ví dụ này, trên thực tế có rất nhiều, coi giáo huấn của Thánh Hiền như cặn bã. Cổ Nhân tôn trọng giáo huấn Thánh Hiền đến ngũ thể đầu địa. Hiện nay vứt bỏ hoàn toàn, ném vào thùng rác, không cần đến. Coi sát đạo dâm vọng, bạo lực sắc tình là chánh pháp, hiện tượng bình thường.
Người không vì mình, Trời trụ đất diệt, người tự tư tự lợi, đây là chánh pháp, là chánh kiến. Quên mình vì người là ngu ngốc, đầu óc có vấn đề. Quên mình vì người, người ngoài thấy vậy họ cười cợt, thiên hạ đại loạn, đánh mất tiêu chuẩn.
Ngày xưa liêm sỉ là đức tốt, hiện nay trong mắt mọi người liêm sỉ là đồ bỏ đi. Nói những người thời xưa cố ý đưa ra cái tròng này để trói buộc người khác, khống chế người khác. Họ cũng nói ra cả mớ đạo lý, khiến người nghe cảm thấy có lý. Họ không biết có quả báo ba đường ác, đây là thật.
Vì sao vậy?
Những người này căn bản không tin có đời sau, không tin có luân hồi. Sanh mạng chỉ có một đời này, tận tình mà hưởng thụ. Tôn Giáo nói về đời sau là mê tín, không hợp với khoa học.
Ngày nay giới khoa học làm rất nhiều cuộc thử nghiệm, chứng minh có quỷ thần tồn tại, có đời sau kiếp sau. Nửa thế kỷ gần đây, phương Tây rất thịnh hành thuật thôi miên, Bác Sĩ tâm lý ngày càng nhiều. Con người đi vào độ sâu của thuật thôi miên, họ trở về đời quá khứ, nói rõ tình trạng trong đời quá khứ.
Còn phát hiện đời quá khứ từng làm súc sanh, từng làm chúng sanh của tinh cầu khác, kiếp này đến đây đầu thai. Cũng phát hiện đời quá khứ từng đọa vào đường ác đạo, đường địa ngục.
Giới khoa học nghe được, thái độ họ như thế nào?
Họ có thái độ hoài nghi. Nhưng xem xu thế, hình như ngày càng cảm thấy chắc là có điều này. Vẫn chưa thể khẳng định, có thể có, đặt một dấu chấm hỏi ở sau cùng. Phật Giáo hóa chúng sanh, xem căn cơ của chúng sanh. Phật Bồ Tát biết rõ chân tướng sự thật của vũ trụ này.
Sao họ biết được?
Họ nhìn thấy trong thiền định, họ không cần dùng máy móc, cũng không cần dùng bất kỳ học thuyết nào. Chỉ cần nhập định, tầng không gian và thời gian đều không còn, có thể thấy được quá khứ, có thể thấy được vị lai, có thể thấy được Thiên Đường, có thể thấy được địa ngục, chướng ngại không còn.
Tôn Giáo cổ Ấn Độ, không có ai không tu thiền định. Trong Kinh Phật nói về tứ thiền bát định, có thể nói là đa phần người Ấn Độ ngày xưa đều học.
Cho nên khi nói đến luân hồi lục đạo mọi người đều tin, vì sao vậy?
Vì trong định họ nhìn thấy được rồi. Những gì ta thấy và họ thấy là giống nhau, họ không nói mình bịa đặt. Cảnh giới trong định là cảnh giới hiện lượng, không phải suy đoán từ lý luận, không phải, là tự thân nhìn thấy.
Trong tam lượng nó không phải tỷ lượng, không phải phi lượng, nó là hiện lượng. Cho nên đối với hàng phàm phu, Phật sẽ nói từ hữu môn. Đối với hàng căn tánh Nhị Thừa, Phật nói từ không môn.
Tam đế này ở trước thập hạnh của Viên Giáo. Câu này nói rõ, đây là nói đối với người có tu chứng, có chút công phu, không nói người không có công phu. Tùy theo căn tánh của họ, hằng thuận chúng sanh, tùy hỷ công đức.
Loại thứ hai là tùy tình trí thuyết. Trong này chú trọng chữ trí. Tức tùy theo ý họ mà nói, tùy theo mỗi chúng sanh mà nói hữu môn hay không môn, tùy theo trí tuệ mà nói một trong số đó. Ba đế này đối với Viên Giáo Thập Tín vị.
Thập hạnh vị ở trước có thể có vấn đề, phải chăng chữ hạnh này có sai lầm?
Theo ý này để xem, chắc là trước Thập Tín. Quý vị xem, thứ hai nói đến Thập Tín, thứ ba là Sơ Trụ trở lên, cái này cao hơn cái kia. Từ ý nghĩa của chữ hành này cho thấy, chắc là trước Thập Tín.
Tra thử trong Đại Từ Điển xem, phải chăng chữ này không in sai. Điều này hiện nay chúng ta gọi là tri thức, không phải trí tuệ. Đối với chúng sanh, tri kiến của chúng sanh, nói với họ về có và không.
Nghĩa là chúng ta thường nói: Tướng có tánh không, sự có lý không, tri thức này đa phần đều có thể tiếp thu. Đối với trí tuệ, trí đây là trí tuệ. Đối với trí tuệ mà nói, người tu hành chúng ta phải biết dùng trung đạo, dùng trung đạo là trí tuệ.
Không thiên lệch nghĩa là không chấp trước có, cũng không chấp trước không. Nhị biên đều không chấp trước, nhị biên đều không phân biệt, như vậy mới không ngừng nâng cao.
***