SÁNG NGHE ĐẠO, TỐI CHẾT CŨNG ĐƯỢC, HIỂU RÕ RỒI, KHÔNG CÒN HỒ ĐỒ NỮA

SÁNG NGHE ĐẠO, TỐI CHẾT

 CŨNG ĐƯỢC, HIỂU RÕ RỒI,

KHÔNG CÒN HỒ ĐỒ NỮA

Giảng giải: Hòa Thượng Tịnh Không
 

Bởi hành vi của người xuất gia ngày nay đúng là Tôn Giáo, không học Kinh, không dạy học. Đức Phật Thích Ca Mâu Ni mong hàng đệ tử mình, truyền thừa đạo và pháp của Ngài. Quý vị thật sự tu tập, thật sự mang ra giảng cho mọi người nghe.

Nhất định phải hiểu rõ đạo lý này, phải làm cho sáng tỏ, bằng không làm sao chúng ta xứng đáng với Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đây. 

Nền giáo dục hay nhất của thế và xuất thế gian, từ cá nhân, cá nhân thân tâm khỏe mạnh, không cần thuốc gì hết, phục hồi trở lại bình thường, sống đến hai trăm tuổi, vẫn hoạt bát giống như hai ba mươi tuổi vậy, thật sự làm được, chứ chẳng phải không làm được, không cần dùng thuốc, đây là sự lợi ích cho cá nhân, lợi ích cho xã hội, lợi ích cho đất nước, lợi ích cho nhân loại, không gì sánh bằng.

Quý vị biến nó thành Tôn Giáo, nói nó làm mê tín, khiến cho mọi người không chịu tiếp cận, giáo lý hay như vậy mà không chịu tiếp cận, đúng là người không có phước, thật sự không có phước. Tôi may mắn gặp được thầy Phương, nếu thầy không giới thiệu, tôi cũng cho rằng Phật Giáo là Tôn Giáo, là mê tín, cũng không muốn tiếp cận.

Tôi theo học với thầy Phương năm hai mươi sáu tuổi, tiếp xúc rồi, cảm thấy rất nuối tiếc, sao năm mười sáu tuổi không gặp được?

Hai mươi sáu tuổi mới gặp được, nhưng cũng rất may, ông trời kéo dài tuổi thọ cho tôi.

Tôi đã phát hiện những bí mật trong Kinh Điển đại thừa, đúng như lời cổ nhân nóiSáng nghe đạo, tối chết cũng được, hiểu rõ rồi, không còn hồ đồ nữa.

Câu sau này hay quá: Thọ chung chi hậu, sanh tôn quí gia, chư căn vô khuyết, thường tu thù thắng phạm hạnh. Câu này hay quá, nói về kiếp sau của mình. Người xưa nói, được phước báo thù thắng không gì sánh bằng.

Phước báo ở đây không phải là có tiền, không phải có thế lực, làm quan lớn, không phải như vậy, Phật Pháp không nói đến điều này. Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là Vương Tử, nếu Ngài không xuất gia sẽ kế thừa vương vị, Ngài buông bỏ hết.

Vì sao?

Làm vị quốc vương, quốc vương giỏi, chỉ lợi ích cho một đất nước. Ngài làm công việc dạy học, đột phá giới hạn này, giáo hóa tất cả chúng sanh. Quý vị nghĩ xem có ý nghĩa vô cùng và vui sướng biết bao. Làm quốc vương sao có thể sánh được. Khi Đức Phật còn tại thế, mười sáu đại quốc vương của Ấn Độ đều là học trò của Ngài, đều theo học với Ngài.

Đại phú trưởng giả số đông là học trò của Ngài, Ngài muốn gì cũng có, nhưng Ngài không cần gì, ngay cả một căn nhà cũng không cần, ban đêm Ngài ở đâu?

Dưới cội cây. Quý vị nghĩ xem tự tai biết bao.

Khi Ngài nhập Niết Bàn không phải ở trong nhà, mà ở trong rừng, Ngài làm cho ai xem vậy?

Cho chúng ta xem đấy, khiến cho học trò đời sau học theo Ngài. Thật sự buông bỏ hết tất cả, niệm niệm nghĩ đến chúng sanh, nghĩ đến sự khổ nạn của chúng sanh. Chỉ có cách dùng phương pháp dạy học, giúp chúng sanh phá mê khai ngộ, tất cả nỗi khổ đều từ mê lầm mà có. Có nghĩa là sự suy nghĩ sai lầm, nói sai, thấy sai và làm sai, chịu nỗi khổ đó cũng sai, chịu oan.

Ba đường ác trong lục đạo từ đâu mà có?

Tự mình tạo nên, quả báo do mình tạo nghiệp bất thiện mà chiêu cảm nên.

Ba đường thiện từ đâu mà có?

Do mình tạo thiện nghiệp mà có. Cho nên nói đều là tiêu nghiệp, ba đường lành tiêu thiện nghiệp của mình, ba đường dữ tiêu nghiệp ác của mình, mình tạo nghiệp mà.

Nếu không tạo nghiệp thì chẳng có lục đạo, tâm thanh tịnh hiện tiền, không tạo nghiệp, chứng quả A La Hán, được Chánh Giác, không còn lục đạo, lục đạo chỉ giống như một cơn mộng vậy, từ trong mộng thức tỉnh. Nhưng vẫn còn nhiều người ở trong đó, họ vẫn đang làm ác mộng.

***