QUÝ VỊ VÀ CỰC LẠC THẾ GIỚI A DI ĐÀ PHẬT LIÊN KẾT, THẬT SỰ THÔNG SUỐT

QUÝ VỊ VÀ CỰC LẠC THẾ GIỚI

A DI ĐÀ PHẬT LIÊN KẾT,

THẬT SỰ THÔNG SUỐT

Giảng giải: Hòa Thượng Tịnh Không
 

Vấn đề này chẳng phải do Thích Ca Mâu Ni Phật, mà cũng chẳng do Kinh Điển, mà do công phu của chính chúng ta không đủ, bản thân chúng ta hiểu lầm Kinh Điển, chẳng lý giải chính xác, hiểu biết nửa vời, tu mù, luyện đui, vẫn khiến cho Chư Phật và Kinh Điển bị oan uổng, quý vị nói xem tội lỗi ấy có nặng lắm hay chăng?

Trong phần sau, Cụ Hoàng Niệm Tổ có giải thích ba câu nói ấy của Đại Sư, chúng ta xem lời giải thích của Cụ Hoàng. Cái thật tướng diệu lý, chỉ thị đương tiền nhất niệm tâm chi tự tánh bởi diệu lý thật tướng chỉ là tự tánh của một niệm tâm hiện tiền, câu này giảng rất hay.

Tự tánh của nhất niệm chẳng dễ hiểu, chúng ta cùng nhau học tập một thời gian dài, nghe câu nói ấy sẽ chẳng thấy khó hiểu, vì sao?

Kinh Hoa Nghiêm đã giảng rõ ràng nhất niệm tâm là gì?

Là như sách Hoàn Nguyên Quán đã nói tự tánh thanh tịnh viên minh thể, đấy là nhất niệm tâm. Dùng tâm ấy để niệm Phật, quả báo sẽ rất thù thắng.

Đấy chính là như trong Tịnh Tông đã nói: Nhất niệm tương ứng nhất niệm Phật, niệm niệm tương ứng niệm niệm Phật, chẳng giả tí nào. Quý vị và Cực Lạc Thế Giới A Di Đà Phật liên kết, thật sự thông suốt.

Quay trở lại suy nghĩ, nay chúng ta đang dùng tâm gì?

Dùng tâm vọng tưởng, tâm tạp loạn, cái tâm ấy quá nhiều ý niệm. Nhất niệm là định, chẳng có tạp niệm nào, tức là như Đại Thế Chí Bồ Tát đã yêu cầu nhiếp trọn sáu căn, tịnh niệm tiếp nối, trong câu này, Đại Thế Chí Bồ Tát nói tám chữ, há có lẽ nào chẳng thành tựu. Nhiếp trọn sáu căn là buông vọng tưởng, phân biệt, chấp trước xuống. Đấy gọi là nhiếp trọn sáu căn.

Tịnh niệm tiếp nối là ý niệm thanh tịnh, tịnh niệm là gì?

Chẳng hoài nghi, chẳng xen tạp là tịnh, đấy là nhất niệm tâm. Rời khỏi vọng tưởng, phân biệt, chấp trước là tự tánh, trong tự tánh không có những thứ ấy. Tương kế là chẳng gián đoạn, niệm niệm chẳng gián đoạn. Đấy là như thị ngã văn.

Phi sanh, phi diệt, vô khứ, vô lai, trạm nhiên thường trụ, cố danh viết như chẳng sanh, chẳng diệt, chẳng đi, chẳng đến, lặng trong, thường trụ, nên gọi là như, mấy câu này do Cụ Niệm Tổ nói. Tâm này chẳng phải là tâm sanh diệt, chẳng có đến, đi, là nhất niệm ngay trong hiện tại. Trạm nhiên thường trụ, thường trụ là chân tâm, trụ là định, niệm Phật tam muội.

Niệm niệm đều là một câu A Di Đà Phật, niệm niệm là tâm thanh tịnh, niệm niệm chẳng có vọng tưởng, phân biệt, chấp trước, quý vị tương ứng với như. Y thử tâm tánh niệm Phật, cầu sanh Tịnh Độ. Năng niệm thị thật tướng tâm thị chân tâm, sở niệm thị thật tướng Phật, sở sanh thị thật tướng độ, hàm vị thật tướng chánh ấn chi sở ấn.

Cố Đại Sư viết, quyết định vô phi, viết thị nương theo tâm tánh ấy niệm Phật, cầu sanh Tịnh Độ. Chủ thể để niệm là cái tâm thật tướng tức là chân tâm, đối tượng được niệm là thật tướng Phật, cõi được sanh về cõi thật tướng, đều được chánh ấn thật tướng in vào.

***