PHÁP THÂN, BÁO THÂN, ỨNG THÂN
Giảng giải: Hòa Thượng Tịnh Không
Đức hạnh, học vấn, năng lực, xử sự đối nhân tiếp vật, đương thời không ai không tán thán, không ai không khâm phục. Nên Đại Vũ cũng tiếp nhận tiến cử của đại chúng, đem vương vị truyền cho con trai, truyền cho Khải.
Từ đây về sau người xưa gọi là tiểu khang, tiểu khang là nói ba đời Hạ Thương Chu, đây đều là bậc trung. Thời đại Khổng Tử và Mạnh Tử ra đời là thời loạn, Xuân Thu Chiến Quốc. Động loạn này kéo dài hơn bốn trăm năm, gần năm trăm năm. Nên Khổng Mạnh niệm niệm không quên nền chính trị của Thánh Hiền, luôn nhắc đến Nghiêu Thuấn Vũ Thang, là Thánh Nhân.
Cho nên nền chính trị ngày xưa là chính trị Thánh Hiền, chúng ta không thể không biết điều này. Giáo dục là giáo dục Thánh Hiền, chính trị là chính trị Thánh Hiền. Bất luận là ngành nghề nào, người là Thánh Hiền Nhân. Kinh tế là thương nhân Thánh Hiền. Làm công là công nhân Thánh Hiền. Bất luận ngành nghề nào đều là Thánh Hiền.
Quý vị muốn hỏi vì sao ư?
Vì nền giáo dục ta tiếp thu là giáo dục Thánh Hiền, từ giáo dục gia đình đến giáo dục học đường. Đọc sách chí tại Thánh Hiền, đây là thiên hạ đại trị. Không dám nói là Thế Giới Cực Lạc, cũng tương tự với Thế Giới Cực Lạc. Cho nên trải qua các đời, trong lòng người đọc sách, văn nhân luôn hướng đến, khác với người bây giờ.
Bởi thế căn tánh thuần thục, có thể tiếp thu, không ai thỉnh Đức Phật liền tự nói, tự động dạy. Thứ mười một là Phương Quảng. Nói chân lý phương chánh quảng đại, loại Kinh Văn này có tiêu đề là Phương Quảng, nổi tiếng nhất là Kinh Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm, quả đúng là chân lý phương chánh quảng đại.
Nói như trong Kinh Bát Nhã, bộ Kinh Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm này, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã nói những gì?
Trong Kinh Bát Nhã nói là thật tướng các pháp.
Quý vị nghĩ có đúng chăng?
Một bộ Kinh Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm, nói về thật tướng các pháp. Các pháp là tất cả pháp, thật tướng như người hiện nay gọi là chân tướng. Chân tướng tất cả pháp giữa vũ trụ, là nói đến vấn đề này. Loại Kinh này có tựa đề là Phương Quảng.
Kinh sau cùng là thọ ký. Kinh Văn thọ ký cho Bồ Tát thành Phật. Loại này không chuyên tinh, trong tất cả các Kinh Điển Đức Phật đều nói đến vấn đề này, đoạn Kinh Văn này thuộc về thọ ký.
Đức Phật có trí tuệ này, có năng lực này, biết được tương lai khi nào quý vị tu hành chứng quả thành Phật, thành Phật ở đâu, khi nào thành Phật, thành Phật có hiệu là gì, Ngài đều có thể nói ra. Đây gọi là mười hai bộ Kinh, mười hai bộ Kinh này chính là nội dung tất cả Kinh Điển Đức Phật Thích Ca Mâu Ni nói trong suốt bốn mươi chín năm.
Phật Phật đạo đồng, Cổ Phật ra đời là nói những Kinh Điển này, kim Phật ra đời không khác gì Cổ Phật, cũng nói những Kinh Điển này, bởi thế Phật Phật đạo đồng. Kim Phật như Cổ Phật tái sanh, nên gọi là Như Lai.
Chúng ta xem tiếp Kinh Văn bên dưới: Hội Sớ lại nói, Như Lai có ba nghĩa pháp thân, báo thân, ứng thân.
Ở trang một trăm tám mươi hai hàng sau cùng cũng có thể xưng Như Lai. Pháp thân thì không cần nói nữa, pháp thân là từ tự tánh để nói. Báo thân là thân tự thọ dụng. Ứng hóa là thân tha thọ dụng, đều có thể xưng Như Lai, kim Phật và Cổ Phật không có gì khác nhau.
Tam thân này, chúng ta cần phải hiểu nghĩa chân thật của nó. Pháp thân không có tướng, trong Tịnh Độ Tông gọi là Thường Tịch Quang, Thường Tịch Quang là pháp thân.
Cõi Thường Tịch Quang, thân Thường Tịch Quang, thân và cõi không hai, vì sao vậy?
Vì trong Thường Tịch Quang không có hiện tượng vật chất, cũng không có hiện tượng tinh thần. Nhưng phải biết nó rất linh hoạt, nó không có gì cả, trong lục đạo nói linh hồn, nó không phải linh hồn.
Nói một cách miễn cưỡng nó là linh tánh. Không có vật chất cũng không có tinh thần, nhưng nó có thể thấy có thể nghe, tất cả chúng sanh khởi tâm động niệm nó biết tất cả, rất kỳ lạ. Thật ra không có gì kỳ lạ cả. Quý vị xem Tiến Sĩ Giang Bổn Thắng người Nhật làm thí nghiệm nước. Nước là một loại vật chất, nó không có mắt cũng không có tai, nhưng nó thấy được nghe được.
Nó không có nhục thân khí quản, nhưng lại hiểu được ý người, đây là gì?
Là linh tánh.
Ai không có linh tánh?
Có.
Linh tánh là gì?
Linh tánh là pháp thân.
Chúng ta có pháp thân chăng?
Đương nhiên có pháp thân, không có pháp thân thì thân này làm sao đến được?
Pháp thân là thể, là bản thể. Thân này là hiện tướng. Báo thân là Đức Phật đã đoạn tận phiền não, là thân tự thọ dụng, nghĩa là nói lìa khổ được vui. Báo thân là được niềm vui thật sự, đã đoạn tận tất cả vọng tưởng phân biệt chấp trước, đây là báo thân.
***