NHỮNG NGƯỜI NÀY XƯA NAY CHƯA TỪNG CÓ NHÂN DUYÊN NÀY, LÀM GÌ GẶP ĐƯỢC?

NHỮNG NGƯỜI NÀY XƯA NAY

CHƯA TỪNG CÓ NHÂN DUYÊN NÀY,

LÀM GÌ GẶP ĐƯỢC?

Giảng giải: Hòa Thượng Tịnh Không
 

Có một lần tôi ở Bắc Kinh, ở trong khách sạn quốc tế. Ngày hôm đó tôi từ trên lầu đi xuống, đi xuống bằng cầu thang, gặp một Hoa Kiều ở Hoa Thịnh Đốn DC, cũng là người rất quen thuộc. Gặp được ông, ông ta họ Từ, cùng họ tục gia với tôi. Ông cưới vợ cho con trai, tiệc cưới ở tầng dưới.

Người chứng hôn là Trình Tư Viễn, phó chủ tịch của hội nghị hiệp thương chính trị. Nên người đến tham gia hôn lễ, có rất nhiều bộ trưởng, đều là những quan viên. Tân nương là người Nhật, cô dâu chú rể là bạn học, cùng học ở Đại Học Bắc Kinh. Nên đại sứ quán Nhật Bản, đều là những nhân sĩ của giới xí nghiệp và giới chính trị.

Ông Từ gặp tôi, giữ chặt tôi: Thầy ơi, thầy cũng đến làm người chứng hôn cho con tôi. Trình Tư Viễn là ba của diễn viên điện ảnh Lâm Đại, nên tướng mạo của Lâm Đại rất giống ba cô ta, tôi và Trình Tư Viễn ngồi cùng nhau.

Hôm đó trong buổi tiệc, đột xuất bắt tôi đến, nên không có cơm chay, như vậy thì sao?

Ăn rau trong thịt, tôi cũng uống với ông một ly rượu. Tôi không cần ông ta thêm rượu, chỉ một ly này thôi. Trong đó hình như con trai của Liêu Trung Khải, gọi là Liêu Thừa Chí, anh ta cũng có mặt, anh ta đối với tôi có ấn tượng rất tốt.

Anh ta nói: Pháp Sư, quý vị rất linh hoạt, vậy chúng tôi cũng có thể học Phật. Tôi nói, đúng vậy Phật Pháp rất linh hoạt, không hề cứng nhắc. Quý vị xem lúc đó tôi đã đồng ý, vì người chứng hôn phải nói vài câu, tôi liền dùng mười phút để giới thiệu Phật Pháp.

Quý vị xem những người này xưa nay chưa từng có nhân duyên này, làm gì gặp được?

Cơ hội tốt này sao có thể bỏ qua?

Rất hoan hỷ giao lưu cùng họ, làm sao có thể giúp chúng sanh, nhất định phải nắm bắt cơ hội. Đây đều là phương tiện thiện xảo, trong trí tuệ gọi là quyền trí. Bình thường giới luật này, chúng ta giữ một cách rất nghiêm khắc. Nhưng ở trong trường hợp này nhất định phải hoạt bát, vì những người này nếu học Phật, ảnh hưởng rất lớn.

Hôm nay chúng ta thấy danh từ này, danh từ này có thể là Thánh Hiền. Vô Thượng Sĩ là Thánh Hiền, là Phật Bồ Tát.

Bên dưới, Đại Trí Độ Luận lại nói: Niết Bàn là pháp vô thượng. Phật tự tri là Niết Bàn, không nghe người khác nói, cũng giáo hóa chúng sanh khiến đến Niết Bàn. Như trong các pháp, Niết Bàn là vô thượng, trong chúng sanh Phật cũng vô thượng. Chúng ta xem đến đây.

***