NHỮNG ĐIỀU TRONG KINH ĐIỂN NÓI KHÔNG CÓ GÌ KHÁC, TOÀN LÀ CHÍNH MÌNH

NHỮNG ĐIỀU TRONG KINH ĐIỂN

NÓI KHÔNG CÓ GÌ KHÁC,

TOÀN LÀ CHÍNH MÌNH

Giảng giải: Hòa Thượng Tịnh Không
 

Trong Kinh Kim Cang nói: Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm, lúc Ngài đi bán củi nghe được câu này, liền có sở ngộ rất sâu sắc. Ở Hoàng Mai, nghe Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn giảng đại ý Kinh Kim Cang, cũng nói đến câu ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm, Ngài hoát nhiên đại ngộ, liền đưa ra sự lãnh ngộ của mình đối với tự tánh.

Ngài nói ra năm câu hai mươi chữ, Ngũ Tổ liền ấn chứng cho, truyền y bát cho Ngài, làm Tổ Sư đời thứ sáu của Thiền Tông. Bởi thế ngộ, bản thân rất rõ ràng. Thực tế mà nói, trong Kinh nói không sai chút nào, tất cả chúng sanh vốn là Phật.

Hiện nay thì sao?

Hiện nay mê thất tự tánh, Chư Phật thấy chúng ta là Phật hồ đồ, các Ngài là Phật giác ngộ, chúng ta là Phật hồ đồ. Chư Phật Bồ Tát đối với tất cả chúng sanh, luôn luôn cung kính. Họ cung kính chúng ta, chúng ta không biết cung kính họ. Chúng ta đang mê, còn họ giác ngộ. Họ biết được chân tướng sự thật, chúng ta hoàn toàn không biết gì.

Không những tất cả chúng sanh là Phật, trong Kinh Hoa Nghiêm còn nói tình dữ vô tình đồng viên chủng trí. Đó nghĩa là nói mười phương quốc độ vi trần thế giới, đều là Phật.

Phật là gì?

Phật là Niết Bàn, Niết Bàn là gì?

Niết Bàn là tự tánh, là một không phải hai. Những điều trong Kinh Điển nói không có gì khác, toàn là chính mình. Nếu con người thật sự hiểu được chân tướng sự thật này, tôi tin rằng mỗi người đều thích học tập Kinh Điển đại thừa.

Vì sao vậy?

Hiểu rõ bản thân, thế gian chúng ta thường gọi là tự hiểu về mình.

Tự biết mình đến cứu cánh viên mãn chính là Phật, sau đó biết được học Phật với chính mình có mối liên quan vô cùng mật thiết, sao có thể không học Phật?

Phật là ai?

Phật là chính mình. Tự tánh giác gọi là Phật, tự tánh mê gọi là phàm phu. Tự tánh không có mê ngộ, mê ngộ ở con người, tự tánh làm gì có mê ngộ. Vì thế chúng ta phải buông bỏ mê hoặc, giác ngộ là hiện thành, bóng tôi không còn thì ánh sáng xuất hiện.

Cổ Nhân thường nói: Đản tận vọng tình, biệt vô thắng giải, chỉ cần buông bỏ hư vọng tình chấp, như vậy là ngộ. Niết Bàn vô thượng, Phật cũng vô thượng. Lại nữa, trì giới, thiền định, trí tuệ giáo hóa chúng sanh, tất cả không có ai bằng được, huống gì có thể vượt qua, nên gọi là vô thượng.

Đoạn này là nói Phật Giáo hóa chúng sanh, Ngài dùng điều gì để giáo hóa chúng sanh?

Là Tam Học giới định huệ. Tất cả chúng sanh tu hành chứng quả, chính là trì giới, thiền định và trí tuệ. Đừng cầu trí tuệ, cầu không được, cầu là sai, là mê. Định, định đến một trình độ nhất định liền khai trí tuệ, trí tuệ chưa khai là vì định chưa đủ trình độ. 

Thật ra định có rất nhiều tầng lớp, mặc dù trí tuệ đã khai cũng đừng để trong lòng, để trong lòng ta chỉ đứng yên ở vị trí đó, không thể nâng cao, không cần để ý đến nó. Như vậy công phu của định ngày càng thâm sâu, định ngày càng sâu thì trí tuệ ngày càng lớn.

Trong định có thể kiểm nghiệm cảnh giới của chính mình, vì sao vậy?

Trong định thời gian và không gian đều không có.

Trong khoa học nói, khác tầng không gian ta đều thấy được, phải đến đâu?

Nhìn thấy nguyên khởi của A lại da, nhìn thấy nguyên khởi của vũ trụ.

Đây là gì?

Đây là Bồ Tát. A La Hán không thấy được, Bồ Tát nhìn thấy, đó là pháp thân Đại Sĩ, họ đều thấy được.

Còn phải nâng cao, vì sao vậy?

Vì chưa đoạn tận tập khí vô thỉ vô minh, nâng cao này gọi là vô công dụng đạo. Cổ Nhân nói, ở đây không thể dùng lực. Tất cả đều ở trong định, duy trì ở trong định, dần dần đào thải hết tập khí vô minh.

Khi tập khí vô thỉ vô minh đoạn tận, cảnh giới nào xuất hiện?

Cõi Thật Báo không còn, bản thân ta biết được mình đi vào Diệu Giác Vị. Cõi Thật Báo Trang Nghiêm là tập khí vô thỉ vô minh hiện ra cảnh giới như vậy.

Nên trong Kinh Bát Nhã nói: Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng, là thật hoàn toàn không phải giả. Tất cả pháp từ tâm tưởng sanh, ngoài tâm không có pháp, ngoài pháp không có tâm. Đây là chân tướng sự thật, thuật ngữ Phật Pháp gọi là thật tướng các pháp, tướng chân thật của tất cả pháp. Sau đó mới hoát nhiên đại ngộ, biến pháp giới hư không giới với chính mình là nhất thể.

Đó là gì?

Ta sẽ chứng được pháp thân, pháp thân là gì?

Nhận thức pháp nghĩa là thân, thân của ai?

Chính là thân của tôi. Thân của tôi, thân của bạn, thân của anh ta là cùng một thân. Biến pháp giới hư không giới là chính mình, một tâm, một tánh, một tướng, pháp tướng. Nên tánh không sanh diệt, tướng cũng không sanh diệt, nó khởi tác dụng liên tục. Chúng ta nói trong kiến tư phiền não, không có thân kiến, biên kiến cũng không có.

***