NHẤT ĐỊNH PHẢI HỌC RÕ RÀNG MINH BẠCH, NHƯ NHƯ BẤT ĐỘNG

NHẤT ĐỊNH PHẢI HỌC RÕ RÀNG

MINH BẠCH, NHƯ NHƯ BẤT ĐỘNG

Giảng giải: Hòa Thượng Tịnh Không
 

Phật đã nói như thế nào?

Phật từ bụi lông trâu con trâu thì chúng ta đã thấy qua, trên cái đầu nhọn của lông con trâu có hạt bụi không thể rơi xuống được, vậy vẫn còn lớn, tôi nghĩ đại khái mắt thường mà thật tinh anh thì có thể nhìn thấy được.

Trên đầu nhọn của sợi lông có một hạt bụi, đem hạt bụi lông trâu phân thành bảy phần, một phần bảy đó gọi là bụi lông dê. Lông con dê thì nhỏ hơn lông con trâu nhiều.

Hạt bụi dính trên đầu sợi lông con dê cũng không rơi xuống được, nó nằm dính trên đó rất chắc chắn. Một phần bảy của hạt bụi lông dê lại chia làm bảy lần nữa, một phần bảy này được gọi là bụi lông thỏ. Lông con thỏ thì lại càng nhỏ hơn. Một phần bảy của bụi lông thỏ gọi là bụi nước.

Hạt bụi này ở trong nước, giữa các hạt nước có khe hở, ngày nay thì chúng ta gọi là mật độ, mật độ của các hạt nước không lớn lắm nhưng nó có khe hở, cái hạt bụi này ở trong nước có thể tự do hoạt động mà không bị chướng ngại.

Hạt bụi nước lại chia thành bảy phần, Phật nói là bụi vàng. Vàng là kim loại, mật độ của phân tử kim loại thì nhiều hơn rất nhiều, nhưng mà hiện nay chúng ta biết, dưới kính hiển vi kỹ thuật cao mà xem kim loại thì bên trong vẫn là có rất nhiều khe hở, chúng ta xem thấy giống như là từng ô từng ô ở trên của sổ vậy, vẫn còn khe hở.

Bụi vàng không bị chướng ngại ở trong các khe hở đó. Hạt bụi vàng lại phân ra làm bảy, một phần bảy này mới gọi là vi trần, vì thế vi trần thì nhất định là mắt thường chúng ta nhìn không thấy.

Nó vẫn chưa phải là nhỏ nhất, Phật nói Thiên Nhãn của A La Hán có thể nhìn thấy được vi trần. Vi trần còn có thể phân nữa, lại phân ra thì một phần bảy được gọi là Sắc tụ cực vi, Bồ Tát mới có thể nhìn thấy, A La Hán thì không nhìn thấy.

Sắc tụ cực vi vẫn còn có thể phân chia, lại phân thành bảy thì một phần bảy này gọi là Cực vi chi vi. Không chia thêm được nữa, chia nữa thì sẽ không còn, vì thế Cực vi chi vi cũng gọi là Lân Hư Trần, nó cùng với hư không là hàng xóm, phân thêm nữa thì sẽ không còn. Đây là Phật thường nói với chúng ta ở trên Kinh.

Trong một hạt vi trần có đại thiên Thế giới, không phải một cái đại thiên Thế giới mà có vô lượng vô biên đại thiên Thế giới trong một hạt vi trần. Ở trong số những đại thiên Thế giới này có vô lượng vô biên Chư Phật, có vô lượng vô biên Bồ Tát, còn có vô lượng vô biên chúng sanh mười pháp giới. Chúng ta ở tại thế giới này trong mỗi một hạt vi trần đều có chúng ta.

Ai có thể nhìn thấy được?

Bồ Tát Phổ Hiền có thể nhìn thấy, không những nhìn thấy mà Bồ Tát Phổ Hiền còn có thể vào. Cho nên Thế giới là trùng trùng vô tận, là lập thể. Đến khi thật sự có công phu thiền định thậm thâm, hết thảy bạn đều có thể chiếu kiến.

Không những có thể chiếu kiến mà còn có thể khế nhập giống như Bồ Tát Phổ Hiền. Cho nên ở trong Đại Kinh thường nói, Bồ Tát không tu Phổ Hiền hạnh thì không thể viên thành Phật đạo. Viên thành Phật Đạo thì có thể nhìn thấy trùng trùng vô tận thế giới ở trong vi trần.

Thế nào là trùng trùng vô tận?

Trong một hạt vi trần thì có thế giới, vậy trong thế giới có vi trần hay không?

Trong vi trần còn có vi trần, trong hạt vi trần đó lại có thế giới nữa. Tình trạng này thật sự là không dễ hiểu. Xưa kia vào những năm đầu Triều Nhà Đường, Hiền Thủ Quốc Sư giảng Kinh Hoa Nghiêm ở trong Cung Đình, giảng đến đoạn thế giới trùng trùng vô tận, quốc vương và đại thần nghe không hiểu.

Hiền Thủ Quốc Sư rất thông minh, xin hoàng đế làm một cái đình bát giác, làm một cái đình nhỏ tám góc, là có tám mặt, mỗi một mặt đặt một tấm gương.

Tám tấm gương này phản chiếu lẫn nhau, không phải là bạn không hiểu thế nào là trùng trùng vô tận hay sao?

Sau đó mời hoàng đế đi vào trong giữa đình mà đứng. Bạn hãy xem thử cảnh đó, bỗng nhiên liền ngộ ra, liền hiểu được. Lúc chúng ta đứng ở trong giữa tám tấm gương soi vào nhau, thì sẽ nhìn thấy hình ảnh của mình trùng trùng vô tận, vô lượng vô biên đếm không nỗi. Thế giới là giống như vậy, chúng ta không có cách nào để tưởng tượng.

Cho nên Kinh Hoa Nghiêm Phẩm Nhập Pháp Giới, bạn xem đề Kinh của bốn mươi quyển Hoa Nghiêm: Nhập Bất Tư Nghị Giải Thoát Cảnh Giới, cảnh giới này là không thể nghĩ bàn. Phổ Hiền Hạnh Nguyện, bất tư nghị cảnh giới là sở nhập, Phổ Hiền hạnh nguyện là năng nhập, cho nên tu Phổ Hiền hạnh có thể nhập vào cảnh giới giải thoát không thể nghĩ bàn. Trùng trùng vô tận Thế giới, sự việc này vào lúc bình thường thì Phật không giảng.

Vì sao vậy?

Quá thâm sâu, quá vi diệu, phàm phu rất khó mà thể hội được, cho nên công phu thiền định sâu. Chúng ta nói đến tu hành, ở chỗ này là nói đến hành đạo, nói đến tư đạo, nói đến Tọa Thiền, mấy câu nói này vô cùng quan trọng. Đây gọi là chân tu.

Tu cái gì?

Tu tâm thanh tịnh, chính là sáu căn ở trong cảnh giới sáu trần tu cái gì?

Tu không khởi tâm, không động niệm, không phân biệt, không chấp trước, đây gọi là Tọa Thiền, thật sự là Tọa Thiền. Cảnh giới bên ngoài vẫn rất rõ ràng minh bạch, đó gọi là chiếu kiến. Cho nên ý nghĩa của thiền là tịnh lự. Tịnh chính là như như bất động, còn lự là rõ ràng sáng suốt. Tịnh là định, lự là huệ, định và huệ là một không phải hai.

Cũng giống như nước vậy. Thanh tịnh là định. Thanh tịnh tự nhiên liền khởi khả năng chiếu, cho nên chiếu chính là huệ. Định và huệ là cùng một sự việc, định càng sâu thì huệ càng lớn, không có định thì quyết định không có trí huệ.

Cho nên người thế gian chúng ta nói thông minh trí tuệ thì Phật không thừa nhận, Phật nói người thế gian những phàm phu lục đạo, những người thông minh trí tuệ đó gọi là thế trí biện thông, không phải là chân trí huệ.

Chân trí huệ là từ trong thiền định mà sinh ra, bạn có tiểu định thì có tiểu huệ, bạn có đại định thì có đại huệ, bạn không có định thì quyết định không có trí huệ.

Định tu được từ đâu?

Không nhất định là xếp bằng quay mặt vào vách, định chân chánh chính là sáu căn ở trong cảnh giới sáu trần, mắt thấy sắc, tai nghe tiếng, mũi ngửi mùi, lưỡi nếm vị, nhất định phải học rõ ràng minh bạch, như như bất động.

Thực tế mà nói, chính là phần sau cùng Kinh Kim Cang, Thế Tôn đã dặn dò Tôn Giả Tu Bồ Đề hai câu nói: Bất thủ ư tướng, như như bất động. Bất thủ ư tướng là không trước tướng, tướng rõ ràng minh bạch thông suốt thấu đáo, quyết định không thể nào chấp trước, không thể nào phân biệt, không thể nào động niệm. Động cái ý niệm thì là vọng tưởng.

Người này gọi là chân tu hành, chân thật tu thiền định, cho nên đi đứng nằm ngồi đều phải dụng công, công phu trước sau không hề bị gián đoạn.

***