NGŨ LUÂN, NGŨ THƯỜNG, TỨ DUY, BÁT ĐỨC, RẤT DỄ NHỚ

NGŨ LUÂN, NGŨ THƯỜNG,

TỨ DUY, BÁT ĐỨC RẤT DỄ NHỚ

Giảng giải: Hòa Thượng Tịnh Không
 

Giáo dục của Nho Giáo, thì Thừa Tướng quản lý, dưới Thừa Tướng có một bộ, gọi là Bộ Giáo Dục, thời đó không gọi là Bộ Giáo Dục, mà gọi là Lễ Bộ, Lễ Bộ Thượng Thư chính là Bộ Trưởng Bộ Giáo Dục, người này quản lý việc hướng đến toàn quốc phổ biến nền giáo dục Nho Giáo.

Giáo dục của Phật Giáo do Hoàng Thượng quản lý, cho nên giáo dục của Phật Giáo phổ biến dễ dàng hơn Nho Giáo, người dân sùng kính Hoàng Thượng, cho nên giáo dục của Phật Giáo nhanh chóng phổ biến đến toàn quốc, ngay cả một Thôn nhỏ cũng có Miếu, cũng có Chùa.

Hai loại giáo dục, Phật Giáo dùng Thập Thiện Nghiệp Đạo, Nho Giáo dùng Đệ Tử Quy, Đạo Giáo dùng cảm ứng biến. Đây thuộc về nền giáo dục luân lý đạo đức nhân quả, cho nên xã hội duy trì được trường trị cửu an, người dân ai ai cũng học được khiêm hạ kính nhường, không tranh.

Đây cũng là điều Thang Ân Tỷ nói, giải quyết vấn đề xã hội của thế kỷ hai mươi mốt hiện nay, cần đến học thuyết Khổng Mnh và Phật Giáo đại thừa, ông ta là nhà lịch sử triết học, chuyên môn nghiên cứu văn hóa sử, ông biết được kinh nghiệm năm nghìn năm của Trung Quốc, năm nghìn năm trí huệ, năm nghìn năm phương pháp, năm nghìn năm thành tựu, xứng đáng để ngày nay tham khảo.

Trị thế ngữ ngôn dữ thật tướng tương ưng. Văn hóa truyền thống của Trung Quốc, chính là Nho, Thích, Đạo. Đứng về mặt tổng thể mà nói, văn hóa của Trung Quốc là văn hóa hiếu để. Nhà Nho, từ hiếu để phân ra làm bốn khoa mục là. Ngũ luân, ngũ thường, tứ duy, bát đức, rất dễ nhớ. Đây là tổng đại cương, Thiên Kinh Vạn Luận đều không thể rời tông chỉ này.

Tông chỉ này là gì vậy?

Là dữ thật tướng tương ưng, cho nên nó vĩnh hằng bất biến. Trong mấy ngàn năm rồi, thay đổi Triều Đại đã bao nhiêu lần, lý niệm giáo dục, chính sách giáo dục, phương pháp giáo dục, chưa hề bao giờ thay đổi, đều có thể tuân thủ.

Chỉ sau khi thành lập Dân Quốc, từ từ cách xa, học Tây Phương, ngày nay bản thân Tây Phương có vấn đề, chúng ta phải làm sao đây?

Bản thân họ đối với những vấn đề xã hội của mình, và những vấn đề thiên tai tự nhiên, họ không thể giải quyết được. Cho nên có người hướng về Đông Phương tìm của báu, tìm những thứ Cổ Thánh Tiên Hiền của Trung Quốc, đến Ấn Độ tìm Phật Pháp, tìm Bà La Môn, tìm cách giải quyết những vấn đề xã hội, làm thế nào để cứu Địa Cầu, làm thế nào để hóa giải tai nạn. Trong Kinh nói câu này.

Dưới đây là câu cảm thán của Liên Trì Đại Sư: Vân hà vạn đức hồng danh, bất cập trị thế nhất ngữ. Hàm ý trong câu Phật hiệu này rất sâu rất rộng, nó là tổng đại cương của giáo lý đại thừa, giống như hiếu để của Nhà Nho vậy. Vạn đức hồng danh tương đương với tổng đại cương của hiếu để trong Nhà Nho.

***