LUẬN TẠNG LÀ HUỆ, GIẢNG VỀ HUỆ

LUẬN TẠNG LÀ HUỆ,

GIẢNG VỀ HUỆ

Giảng giải: Hòa Thượng Tịnh Không
 

Xem ba điều này, điều nào nói nhiều hơn thì quy về loại đó. Nên Tam Tạng Kinh Điển gọi là Kinh Luật Luận Kinh chính là định học, giảng về định nhiều, giảng về tam muội nhiều.

Giới là Luật Tạng, đại khái là giảng nhiều về phương diện quy củ. Luận Tạng là huệ, giảng về huệ. Gọi là Tam Tạng Kinh Điển. Kinh Luận đối phó tư tưởng kiến giải sai lầm của chúng ta. Giới luật là đối với hành vi ngôn luận của chúng ta. Đây là tam học.

Phiền não sâu nặng ta không có cách nào để khai ngộ. Chẳng những không có cách đại ngộ, mà đến tiểu ngộ cũng không có cách nào. Đem chữ ngộ này, tiêu chuẩn của Phật hạ xuống chỗ thấp nhất, thấp nhất là Tu Đà Hoàn, Tiểu Thừa Sơ Quả. Đại Thừa Sơ Tín Vị là Bồ Tát, chúng ta làm không được.

Trước đây lúc tôi mới học Phật, học với thầy Lý Bỉnh Nam. Thầy thường nói với tôi, Trung Quốc Lịch Đại Tổ Sư Đại Đức rất nhiều vị chứng quả, nhưng không chứng được quả A La Hán. Chứng tam quả, Nhị Quả rất nhiều. Tam quả là A Na Hàm, Nhị Quả là Tư Đà Hàm, mới thật là gọi có tu có chứng.

Trong đại thừa giáo như Kinh Hoa Nghiêm, đại khái đều là lục tín trở xuống. Từ sơ tín đến lục tín. Người tu hành tại gia hay xuất gia, chứng được quả này rất nhiều, rất phổ biến. Thất tín vị ngang bằng A La Hán của tiểu thừa, đã ra khỏi lục đạo.

Còn đến Lục Tín, chư vị phải biết, chưa ly khai được luân hồi lục đạo. Nhưng chỉ cần chứng được Sơ Tín Vị, thì sẽ ở trong lục đạo trên Trời hay nhân gian, tuyệt đối không đoạ vào tam ác đạo.

Chỗ tu hành của họ chính là trên Trời hoặc nhân gian. Chứng đến đệ thất tín thì xa rời lục đạo, sanh đến Thanh Văn pháp giới trong thập pháp giới. Lên trên là Duyên Giác pháp giới, từng bước từng bước lên cao.

Nghiệp chướng của chúng ta bây giờ sâu nặng hơn so với Cổ Nhân, Sơ Tín Vị không đạt được. Trong thời hiện đại này, cư sĩ Hoàng Niệm Tổ giảng rất rõ ràng, tu thiền không những nói không thể khai ngộ, đến định cũng không đạt được. Năm đầu của dân quốc, có vài người tu thiền, đạt được thiền định. Đây là thật không phải giả.

Như Hoà Thượng Hư Vân, Ngài đạt được thiền định nhưng không khai ngộ. Đến đời này, đời trước là quá khứ rồi, nhưng đến đời này, cả thiền định cũng không đạt được. Chúng ta không thể không biết điều này.

Cư Sĩ Hạ Liên Cư hội tập bản Kinh này, như vậy là hỏng sao?

Chư vị thử nghĩ xem, ngày xưa Vương Long Thư, Bành Nhị Lâm, Nguỵ Mặc Thâm, tuy đều là cư sĩ tại gia nhưng không phải là phàm nhân. Thật sự phát đại tâm lợi ích chúng sanh, hoằng dương Tịnh Độ. Hội tập Kinh Vô Lượng Thọ không sao tránh khỏi sai sót.

Có ai không hy vọng hội tập được một bản tận thiện tận mỹ, để chân thật cống hiến cho Tịnh Độ Tông?

Cuối cùng đến tay của Cư Sĩ Hạ Liên Cư, mới thật sự hoàn thành một bản hoàn thiện. Thật sự đã tập đại thành năm bản nguyên dịch. Bản này của ông ta ban đầu đã mười lần hiệu đính chỉnh sửa, bây giờ chúng ta dùng chính là định bản.

Bản đầu tiên rất đáng để lưu lại làm kỷ niệm, chúng tôi đã xin bên Đài Loan in một ngàn cuốn, không cần in nhiều. Để người thật sự tu học Tịnh Độ Tông làm kỷ niệm. Xem bản đầu tiên của Hạ Liên Cư, rồi xem tiếp mười lần hiệu đính chỉnh sửa của ông ta.

Sau khi chúng ta thấu triệt, cảm ân chư vị đại đức đối với bản hội tập này. Họ đối với Phật Pháp, đối với thời kỳ Mạt Pháp chín ngàn năm này, đã đưa ra một cống hiến vĩ đại nhất.

Tiêu chuẩn của tự giác là đại triệt đại ngộ, minh tâm kiến tánh. Giống như lúc Đức Phật ba mươi tuổi, Ngài thị hiện thành đạo cho chúng ta thấy. Khi sao mai vừa mọc Ngài hoát nhiên triệt ngộ.

Ngài Huệ Năng đại triệt đại ngộ trong giáo huấn của Ngũ Tổ, đây gọi là tự giác. Tam giác câu viên, tự giác này đã viên mãn. A La Hán đã tự giác nhưng chưa viên mãn. Bồ Tát đã tự giác nhưng cũng chưa viên mãn. Nhất định phải minh tâm kiến tánh thì tự giác này mới viên mãn. Sau khi tự giác viên mãn, còn phải giác tha.

Giác tha là sao?

Giúp người khác giác ngộ.

Rất nhiều người còn chưa giác ngộ, họ sao lại thành Phật rồi?

Bồ Tát giúp người khác giác ngộ, chính là đang giúp chính mình. Người xưa nói giáo học tương trưởng, chính là ý này. Nếu ta không chịu dạy người khác, thì ta rất khó giác ngộ. Trong lúc dạy học, thường hay hoát nhiên giác ngộ.

Đôi khi có học sinh vừa hỏi, ta liền giác ngộ. Vì khi không có người hỏi ta đâu có biết. Khi vừa hỏi ta liền giác ngộ. Nên trong lúc dạy học, thành tựu và viên mãn tự giác của chính mình. Đây gọi là giác tha.

***