LINH TÍNH LÀ BẤT SANH BẤT DIỆT

LINH TÍNH LÀ BẤT SANH BẤT DIỆT

Giảng giải: Hòa Thượng Tịnh Không
 

Vì vậy trong Phật Môn các bậc Đại Đức thường nói: Mùi thế gian không nồng nàn bằng pháp vị, thế là thế gian danh văn lợi dưỡng, niềm vui của sự hưởng thụ này nếu đem so với Phật Pháp, không thể so được. Phật Pháp không có gì cả, nhưng nó có niềm an vui chân thật, niềm vui này từ trong tự tính hiển lộ ra, giống như nước suối, nó tuôn chảy ra ngoài.

Niềm vui của người thế gian là sự kích thích từ bên ngoài, vì thế sự kích thích của danh lợi, dường như đạt được thì rất vui, nhưng mất đi thì âu lo. Sống trong môi trường được mất vô thường đó, đạt được thì vui mừng, rồi sợ mất đi, vì vậy họ có âu lo.

Họ giữ gìn bằng cách nào, liệu có thể giữ được không?

Giữ không được, tại vì sao?

Thân mạng có hạn, khi quý vị chết không mang theo được, vì vậy họ khổ não vô biên. Trong Phật Pháp, trong giáo dục của Thánh Hiền, không có những thứ này, họ rất coi nhẹ vật chất, vì vậy môi trường bên ngoài không hề ảnh hưởng đến sự vui vẻ thanh tịnh của họ, đây gọi là niềm vui chân thật, không phải đến từ bên ngoài. Vì vậy đoạn này nói với chúng ta rằng người thế gian đã dùng tâm sai.

Phật nói rất viên mãn, giảng giải vô cùng tường tận, là câu tổng cương thứ nhất: Cùng tranh giành những nhiều không cần thiết, việc ở đây này chính là việc thế gian, điều mà quý vị làm hàng ngày.

Chỉ người thế gian cùng tranh nhau những công việc không cấp bách của thế tục, không coi trọng việc đại sự cần thiết của bản thân, việc đại cần thiết của bản thân, phải dùng một câu tục ngữ mà giảng, cái gì là đại sự?

Không sanh không diệt.

Quý vị thấy Tần Thuỷ Hoàng làm Hoàng Đế, còn muốn tìm thuốc trường sanh bất lão, tại vì sao?

Ông hiểu được thứ này rất quan trọng, năm đó liền phái Từ Phúc dẫn theo năm trăm trai trẻ, đến biển đông để cầu thần tiên, tìm thuốc bất tử, lần đi này họ không trở về nữa.

Chúng tôi giảng Kinh dạy học ở Nhật Bản mười mấy ngày, có người xuất gia vùng đó đến hỏi tôi, họ nói Từ Phúc đem theo trai gái khoẻ mạnh đến đất Nhật Bản, liệu chuyện này có thật chăng?

Tôi nói có, trong lịch sử Trung Quốc có ghi chép lại, đây không phải là giả, là thật.

Vì thế điều này là việc cấp bách, có thật là có bất sanh bất tử chăng?

Có thật, chỉ là quý vị không biết, nếu quý vị biết thì sẽ buông bỏ âu lo này, mỗi một người đều bất sanh bất tử.

Quý vị phải biết, sanh tử là gì?

Sanh tử là nhục thể, nhục thể chắc chắn có sanh có tử, sao lại không chết?

Linh tính là bất sanh bất diệt.

Quý vị thấy đó, điều mà gần đây chúng tôi nhìn thấy là hồn nhập, ở nước Mỹ có, ở Australia có, ở Úc Châu có, ở Nhật bản cũng có, tôi liền hỏi họ có chăng?

Có.

Đó không phải đã chứng minh rồi sao?

Đều là những linh hồn trước đây, có một số là của mấy ngàn năm trước, là Cổ Nhân, hồn họ nhập không phải chứng tỏ họ còn tồn tại sao?

Điều này chúng ta nên bình tĩnh khách quan để quan sát, để tư duy, đối diện với hiện tượng này, hiện này càng ngày càng nhiều. Thông tin họ tiết lộ chúng ta nhất định phải có trí tuệ để phân biệt, nếu hợp tình hợp lý chúng ta có thể tham khảo. Nhưng chúng ta không thể nghe theo sự sắp đặt của họ, nếu họ bảo chúng ta làm cái gì, đây là rất nguy hiểm.

Tôi luôn nhớ về điều mà hồi xưa Chương Gia Đại Sư nói với tôi, bởi vì hồi đó tôi luôn luôn nghi ngờ. Hồi nhỏ tôi ở Phúc Kiến, kháng chiến vừa mới nổ ra, tôi đến Phúc Kiến một năm trước khi kháng chiến nổ ra, sống ở Phúc Kiến tám năm, học tiểu học.

Tôi ở Phúc Kiến nhìn thấy lên đồng, lên đồng ở Phúc Kiến rất phổ biến, hầu như những gia đình bậc trung đều treo Sa Bàn đầu rồng, cái ki này, dùng viết chữ trong Sa Bàn. Gia đình bậc trung trở lên, nơi thờ tự ở chính giữa, có điều gì khó khăn đều mời họ đến chỉ thị. Chúng tôi hồi nhỏ rất hiếu kỳ, học sinh nhỏ lớp hai, ba, đều chen nhau đến đó để xem, xem họ viết, họ viết chữ rất chỉnh chu, chữ họ viết chúng tôi đều đọc được.

Người nào đến phụ giúp?

Đều là người không biết chữ, gánh nước, bán củi. Đại Sư Huệ Năng chính là tiều phu, bởi vì vào thời đó ở trong thành phố không có nước máy, không có bếp ga, vì vậy nấu lò. Củi có tiều phu lên núi chặt đem về thành thành phố bán.

Nước cũng như vậy, họ đi đến hồ ngoài thành phố để gánh nước, gánh một đôi nước, gánh lên thành phố để bán. Cuộc sống rất khổ cực, đều không biết chữ, tìm những người này, còn có người phu kéo xe nữa, đều tìm những người này đến phụ, cần hai người như vậy.

Họ dùng một cái ki, cái ki để viết chữ, một bên một cái, hai người nâng lên, chữ viết ra quả thực đều rất ngay hàng thẳng lối. Chúng tôi đứng bên cạnh đều đọc được, một tiếng đồng hồ đại khái viết mấy chục chữ, họ viết rất chậm.

Lúc tôi đến Đài Loan, họ còn mời tôi đến chỗ lên đồng để xem, nhìn thấy cái đó tôi liền nghi ngờ, họ là người chuyên môn lên đồng, người khác nhảy họ không nhập, chỉ có chuyên một người. Hơn tốc độ nhập rất nhanh, tôi xem một tiếng đồng hồ, tôi không nhìn thấy chữ gì, trong miệng họ niệm niệm ra tiếng, bên cạnh chuyên môn có người ghi lại. 

Tôi liền đem sự việc này nói với Chương Gia Đại Sư, tôi nói khi tôi xem ở Phúc Kiến tôi rất tin, người xem lên đồng ở Đài Loan, tôi nghi ngờ. Chương Gia Đại Sư liền đem sự việc này nói với tôi, ông nói Thanh Triều mất nước là vì điều này.

Tôi hỏi tại vì sao?

Từ Hy Thái Hậu tin tưởng. Triều Thanh vào những năm thời kỳ đầu dựng nước, năm xưa những vị Đế Vương khi gặp chuyện khó khăn hỗn loạn không thể giải quyết được, đều thỉnh giáo bậc Cao Tăng Đại Đức.

Vì thế đều phong làm Quốc Sư, trong Nho Thích Đạo đều có Quốc Sư, những người này thường xuyên giảng Kinh dạy học trong chốn cung đình. Sau khi biết được những chuyện này tôi đều rất ngạc nhiên, vì thế tôi có được bộ Tứ Khố Toàn Thư liền lưu ý, quả nhiên không sai.

Sự việc mà Tứ Khố Toàn Thư sưu tập có giảng nghĩa của dạy học cung đình, tôi liền mở ra xem xem, Tứ Thư Ngũ Kinh họ đã dạy như thế nào?

Họ giảng những điều gì?

Những giảng nghĩa này đều lưu lại trong Tứ Khố, vì thế họ đều thỉnh giáo những chuyên gia học giả này theo cách nói hiện nay, đến để giải quyết vấn đề. Nhưng mà Từ Hy bà đã phế bỏ hết chế độ mà Tổ Tông lưu giữ lại, bà không cần, không mời người vào trong cung đình để giảng Kinh dạy học nữa.

Bà tin vào lên đồng, tin quỷ thần, nên đã mất nước, điều này vô cùng có lý. Sự việc lớn này lão Tổ Tông trong mấy ngàn năm trước đã đưa ra cảnh báo, không thể tin tưởng vào quỷ thần, họ đúng là có, họ không phải là giả.

Chuyện nhỏ nhặt, sự việc rất gần, họ nói rất đúng rất chính xác, vì thế quý vị tin tưởng họ. Nhưng việc lớn, sự việc của mấy năm sau, họ nói lung tung, sau khi họ nói xong, nếu quý vị xảy ra chuyện thì tìm họ không ra, họ không chịu trách nhiệm.

Vì vậy cái đạo lý này phải hiểu cho rõ ràng, phải minh tường. Chúng ta ứng phó với mọi vấn đề, đều phải dựa vào giáo huấn trong Kinh Điển, lời dạy của Thánh Hiền. Kinh Điển Thánh Hiền hướng dẫn dân tộc đất nước chúng ta năm ngàn năm, chưa bao giờ loạn, Đế Vương cuối đời phần lớn đều không có tin vào những thứ này, tự cho mình là thông minh, họ mới xảy ra chuyện.

***