KHÔNG NGỪNG BỔ KHUYẾT CHÍNH MÌNH, NHƯ VẬY LÀ CHÍNH XÁC

KHÔNG NGỪNG BỔ KHUYẾT

CHÍNH MÌNH, NHƯ VẬY LÀ CHÍNH XÁC

Giảng giải: Hòa Thượng Tịnh Không
 

Nếu ngày nay xí nghiệp đều trở thành nhà, thì ông chủ xí nghiệp không thể không học đại thừa, không học đại thừa sẽ không trị tốt, tâm lượng của họ không cách nào rộng mở. Nên phải thực sự phát tâm bồ đề, hành đạo Bồ Tát.

Kinh doanh xí nghiệp là hành đạo Bồ Tát, thì sẽ làm một cách tốt đẹp. Tuyệt đối không thua truyền thống của gia đình, thật có thể hồi phục.

Chúng ta tin tưởng Trung Quốc, chí ít phải còn một ngàn năm hưng thạnh, trị an dài lâu. Đó chính là siêng năng học tập Nho Thích Đạo Tam Gia. Ngày nay học tập ba Nhà Nho Thích Đạo vẫn chưa đủ, còn phải học tập văn hoá Tôn Giáo của các dân tộc trên Thế Giới.

Vì sao?

Để bổ sung thêm cho mình, lấy sở trường của người và bỏ đi sở đoản của mình, không ngừng bổ khuyết thêm chính mình, như vậy là chính xác. Như thời nhà Hán Trung Quốc, họ lấy Phật Pháp để bổ khuyết cho mình.

Hôm nay chúng ta xem xem Cơ Đốc Giáo có gì tốt không?

Có. Thiên chúa giáo cũng có, Ấn Độ Giáo cũng có, Hồi Giáo cũng có, không thể không học. Không học thì chúng ta kiến thức hẹp hòi, của mình học xong rồi, nhất định phải học thêm của người khác.

Chúng ta có thể áp dụng, có thể hấp thụ, có thể bổ khuyết cho mình, đây là đại học vấn. Nên giữa Tôn Giáo và Tôn Giáo cần phải đoàn kết, giữa Tôn Giáo với nhau phải học tập qua lại.

Tôi ở Âu Châu, chúng tôi có một quy mô không lớn, một Học Viện Tịnh Độ nho nhỏ, chúng tôi mới bắt đầu từ năm nay. Tháng bảy, tức tháng sau là bắt đầu, chúng tôi chính thức mời hai vị giáo thọ. Một vị dạy tinh thần sinh hoạt của Hồi Giáo, còn một vị dạy Cơ Đốc Giáo.

Chúng tôi đã khởi đầu xung phong, trong Học Viện Phật Giáo chính thức mở khoá trình của các Tôn Giáo khác, và khẳng định tất cả Tôn Giáo đều là giáo dục của xã hội. Tôi cũng động viên các Tôn Giáo khác, nhất định phải trở về với việc dạy học.

Không thể chỉ dựa vào nghi thức quy tắc và cầu đảo, như vậy không được. Điều này chúng ta đã nói qua, đây là chỉ trị ngọn, còn tu học theo Kinh Điển là trị góc. Ở trong thời đại nhiều thiên tai này, thì việc hồi phục ổn định của xã hội, hôi phục êm ấm cho thế giới, nhất định phải nhờ vào giáo dục Tôn Giáo.

Giáo dục Tôn Giáo dạy những gì?

Dạy luân lý, dạy đạo đức, dạy nhân quả. Hiện nay trong tất cả giáo dục trên thế giới đều thiếu ba thứ này. Giáo dục Tôn Giáo cần phải đem ba thứ này bổ sung vào, như vậy Tôn Giáo đối với xã hội có cống hiến rồi. Không còn mê tín, không còn tiêu cực nữa. Điều này mọi người cần phải siêng năng nổ lực đi làm.

Tôi lớn tuổi như vậy, nhưng có một vài hoạt động quốc tế vẫn đến tìm tôi. Tôi phải suy nghĩ, nếu có thể không đi tôi sẽ không muốn động, ở nhà giảng Kinh.

Còn nhất định phải đi, thì đi vì cái gì?

Đi để nói mọi người trở về với giáo dục Tôn Giáo. Tôn Giáo phải đoàn kết, Tôn Giáo phải hỗ tương học tập, không nên có bài xích. Tôi làm việc này, chỉ có Tôn Giáo đoàn kết, mới có thể hoá giải xung đột, mới có thể an định xã hội, mới có thể hài hoà thế giới. Đây là ý nghĩa trong Kinh Phật Giáo Đại Thừa.

Chúng ta xem tiếp bên dưới, Hoàng Lão Cư Sĩ dẫn dụng mười hai môn luận thuyết ma ha diễn giả. Ma Ha Diễn là tiếng Phạn, dịch thành tiếng Trung Quốc là đại thừa. 

Ư nhị thừa vi thượng, cố danh đại thừa. Nhị thừa này chính là Thanh Văn, Duyên Giác. So với Thanh Văn thì Duyên Giác cao. Thanh Văn là A La Hán, Duyên Giác là Bích Chi Phật, cả hai đều thuộc Tiểu Thừa.

Phật đại nhân thừa thị thừa cố danh vi đại, đại nhân này là xưng Phật. Phật Bồ Tát, sở hành, sở học, sở tu, sở giáo, sở truyền của các Ngài. Trong chữ thừa này có rất nhiều ý nghĩa, đây có nghĩa là lớn. Hựu năng diệt trừ chúng sanh đại khổ, dự, dự là cho họ, đại lợi ích sự, cố danh vi đại. Ý nghĩa chữ đại giải thích sơ lược một chút. Nó có thể diệt khổ.

Thật sao?

Thật. Thật có thể diệt khổ, thật có thể được lợi ích lớn.

Khổ từ đâu đến?

Khổ từ mê đến. Khi mê ta sẽ suy nghĩ lung tung, tư tưởng của ta sẽ sai lầm, ngôn ngữ của ta cũng sai lầm. Vì ngôn hành là tư tưởng chỉ đạo, tư tưởng sai thì ngôn hành cũng sai. Ta làm việc sai thì phải chịu báo khổ.

Đại thừa là trí huệ, khi ta có trí tuệ thì tư duy của mình là thuần chánh, và ngôn hạnh là hợp tình hợp lý hợp pháp sẽ không làm sai sự việc, như vậy ta đã hưởng phúc rồi.

Người xưa thật có trí tuệ, quý vị xem người xưa hoạ với phước rất giống. Hai chữ này rất gần nhau, chỉ kém có một chút. Đây chính là nói hoạ và phước chỉ trong một niệm. Một niệm vì mình tự tư tự lợi, hoạ lập tức đến. Một niệm vì người, phước sẽ đến ngay. Vì người mới thật sự vì mình, vì mình là thật sự đang hại mình. Phải hiểu đạo lý này.

Xã hội bây giờ, chúng ta lặng yên để quan sát, nó đang mê.

Mê ở đâu?

Mê vì tiền ở trong mắt. Ngày xưa dùng tiền đồng, đầu năm dân quốc Nhà Thanh dùng tiền đồng, nó tròn, ở giữa có một lổ, có một lổ vuông. Trong đó có hàm nghĩa, trong tròn cần có vuông. Tròn nếu không vuông là có vấn đề, gọi là ngoài tròn trong vuông. Làm người như vậy là đúng. Nó có ý nghĩa biểu pháp trong đó.

Tiền có phải là thứ gì tốt chăng?

Không phải thứ gì tốt. Quý vị xem âm hán việt của chữ tiền, bên này là kim, bên kia hai người cầm dao.

Đang làm gì?

Cướp. Đây không phải việc tốt, nên đây là thứ rất nguy hiểm. Nhìn thấy chữ này ta liền nghĩ đến ý nghĩa của nó. Tiền đủ dùng là được không thể tham nhiều, tham nhiều hoạ hại sẽ đến, tai nạn sẽ đến. Lúc này con người cần phải hiểu nhân quả.

Tài sản của mình, nhưng số mạng mình có không?

Số mạng không có. Nếu muốn dùng phương pháp không chánh đáng để đạt được.

Tôi nói với quý vị, quý vị đạt được hay số mạng ta có, quý vị nói như vậy không oan uổng sao. Số mạng không có thì dù có dùng thử đoạn gì đều không đạt được. Cầm súng đi cướp cũng cướp không được, đi cướp chưa được thì ở sau cảnh sát đã bắt đi ngồi tù rồi.

***