HAI CHỮ CÓ DUYÊN NÀY RẤT QUAN TRỌNG

HAI CHỮ CÓ DUYÊN NÀY

RẤT QUAN TRỌNG

Giảng giải: Hòa Thượng Tịnh Không
 

Quý vị niệm một câu danh hiệu này là không thiếu pháp nào, hoàn toàn bao gồm hết. Đức Phật Thích Ca Mâu Ni giảng tám vạn bốn ngàn pháp môn đều bao gồm trong đó. Công đức danh hiệu không thể nghĩ bàn. Cho nên nói danh cảm mười phương, có duyên đều nhiếp. Tức đều được Phật A Di Đà nhiếp thọ.

Có duyên là gì?

Quý vị có thể tin tưởng không hoài nghi, đây chính là có duyên. Quý vị có thể lý giải tức là có duyên, quý vị có thể thật làm, quý vị chắc chắn vãng sanh. Đó là duyên thành thục rồi. Tôi tin nó, tôi lý giải, tôi không thật làm, đời này chưa chắc đã được vãng sanh. Nhưng quý vị đã có duyên với Phật A Di Đà rồi.

Nói cách khác, tuy quý vị chưa Vãng Sanh, trong lục đạo bất luận ở cõi nào, Phật A Di Đà luôn luôn quan tâm đến quý vị.

Vì sao vậy?

Vì có duyên. Lúc nào thật sự muốn đi, bất luận là trong cõi nào đều có thể đi được. Điều này thật không thể nghĩ bàn. Danh vô cùng cực, Niệm Lão dạy chúng ta lưỡng giải hợp tham, hai cách giải thích của cổ đức có thể hợp lại để xem.

Tắc đạt không vô cực, biểu thị tự trí thông đạt rốt ráo đệ nhất nghĩa không. Triệt chứng lý thể đó là đại trí. Tự trí thông đạt rốt ráo đệ nhất nghĩa không. Đệ nhất nghĩa không là tự tánh, là chân tâm. Nó là đệ nhất.

Hiền Thủ Quốc Sư trong Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán liệt nó vào hàng thứ nhất, tức là tự tánh thanh tịnh viên minh thể. Đây chính là đệ nhất nghĩa không. Nó là bản thể của vũ trụ vạn hữu, cho nên xưng là đệ nhất nghĩa.

Vì sao gọi nó là không?

Trong nó bất cứ hiện tượng gì cũng không có. Không có hiện tượng vật chất, không có hiện tượng tinh thần, cũng không có hiện tượng tự nhiên. Nhưng nó năng sanh năng hiện. Tất cả hiện tượng nó đều năng sanh đều năng hiện, xưng là đệ nhất nghĩa. Triệt chứng lý thể đây gọi là đại trí.

Vì sao chứng như vậy?

Trong tự tánh tâm thanh tịnh có trí tuệ, có đức năng, có tướng hảo.

Huệ Năng Đại Sư  kiến tánh rồi Ngài nói: Đâu ngờ tự tánh, vốn tự đầy đủ, chính là ý nghĩa này. Tự tánh cái gì cũng không có, cái gì nó cũng không thiếu, cái gì nó cũng năng hiện. Lúc không có duyên, cái gì nó cũng không có, không không như vậy. Lúc có duyên cái gì cũng năng hiện, không có gì nó không năng hiện. Thập pháp giới y báo chánh báo trang nghiêm toàn là nó hiện ra.

Triệt chứng chính là minh tâm kiến tánh, đây là đại trí. Tự tánh bát nhã hiện tiền, tự tánh bát nhã trong tứ phần A lại da gọi là chứng tự chứng phần.

Không có chứng tự chứng phần quý vị làm sao hiểu được có tự chứng phần?

Cổ Nhân vì thứ này rất khó hiểu, tức là tự chứng phần và chứng tự chứng phần nói như thế nào.

Tự chứng phần là gì?

Chứng tự chứng phần là gì?

Cổ Đức lấy ngọn đèn làm ví dụ. Ban đêm thắp đèn lên.

Đèn này là gì?

Đèn chính là tự chứng phần. Vậy chứng tự chứng phần là, chứng tự chứng phần là ánh đèn. Quý vị xem nó lại chiếu sáng đèn. Đèn thắp sáng rồi, nó tự chiếu sáng đèn. Sự chiếu sáng đó chính là chứng tự chứng phần. Chứng tự chứng phần là trí tuệ trong tự chứng phần, chính là quang, ánh đèn, ví dụ này ví dụ rất hay.

Ánh đèn còn chiếu bản thân ngọn đèn, cho nên gọi là chứng tự chứng phần. Tám thức năm mươi mốt tâm sở tất cả đều có bốn phần. Điều này giảng rất viên mãn, đây gọi là thù thắng. Phổ độ mười phương chúng sanh có duyên không có giới hạn, đó là đại bi. 

Phật có trí tuệ, trí tuệ viên mãn, lại có từ bi viên mãn, bởi vì họ muốn giúp đỡ mười phương chúng sanh có duyên. Hai chữ có duyên này rất quan trọng.

Cổ đức thường nói: Phật không độ chúng sanh vô duyên, đây không phải là Phật không từ bi.

Vô duyên là gì?

Họ không tin tưởng. Họ không chấp nhận, họ không thể lý giải. Đây chính là vô duyên. Chỉ cần có duyên, không phân biệt quý vị là người nước nào, không phân biệt là dân tộc nào, cũng không phân biệt bối cảnh văn hóa nào, tín ngưỡng của quý vị, đều không phân biệt. Chỉ cần quý vị có thể tin, có thể hiểu, có thể hành. Phật sẽ toàn tâm toàn lực giúp đỡ quý vị.

Phật Pháp dạy học chính là điều kiện này, chính là hữu duyên, không có giới hạn. Phật có trí tuệ, Phật có Đại Đức, cho nên họ không có cực khổ. Chúng ta xem ra Ngài rất cực khổ.

Bản thân Ngài rất thanh tịnh, vì sao vậy?

Ngài không khởi tâm, không động niệm, làm sao mà vất vả. Khởi tâm động niệm, phân biệt chấp trước, liền có cực khổ, Ngài hoàn toàn không có, cho nên độ mà không độ, không độ mà độ. Nói mà không nói, không nói mà nói.

Mỗi ngày giảng từ sáng đến tối nhưng không nói một chữ. Tâm địa thanh tịnh, mảy trần không nhiễm. Như Lai từ thể khởi dụng, từ bi trí tuệ đều dùng. Chúng ta ngày nay thờ Phật, trong đó thờ một bức Tượng Phật, hai bên là hai vị Bồ Tát.

Tiêu biểu cho gì?

Từ thể khởi dụng, Phật là thể. Phật tiêu biểu Thường Tịch Quang, Phật tiêu biểu tự tánh. Tự tánh cái gì cũng không có, khởi tác dụng liền có rồi. Tác dụng nhiều hơn, phân nó thành hai loại lớn. Một loại là trí tuệ, một loại là phước đức. Phước huệ song tu, Phật xưng là nhị túc tôn.

Hai vị Bồ Tát, một vị Bồ Tát tiêu biểu cho trí tuệ, một vị Bồ Tát tiêu biểu cho phước đức. Trí tuệ là giải, phước đức là hạnh, giải hạnh tương ưng.

Tây Phương Tam Thánh, Quán Thế Âm Bồ Tát tiêu biểu cho hạnh, tiêu biểu phước. Đại Thế Chí Bồ Tát tiêu biểu cho trí tuệ, tiêu biểu giải.  

Quý vị xem xem Quán Thế Âm Bồ Tát đặt ở bên tay trái Phật A Di Đà, Đại Thế Chí đặt ở bên tay phải. Người Trung Quốc coi bên trái là lớn, bên trái là chỗ của khách, bên phải là chỗ của chủ nhà. Chủ nhân ở phía dưới, người khách ở phía trên, khách quí.

Đây là gì?

Pháp Môn Tịnh Tông đặt hành vào vị trí số một, giải đặt ở vị trí thứ hai, coi trọng niệm Phật. Một câu danh hiệu này là tốt lắm rồi. Quý vị xem Hoa Nghiêm Tam Thánh, cách sắp đặt của Hoa Nghiêm và Tịnh Độ không giống nhau.

Văn Thù Bồ Tát ở bên này tiêu biểu cho trí tuệ, Phổ Hiền Bồ Tát ở bên này tiêu biểu cho hành môn. Hoa Nghiêm là trí tuệ đặt hàng đầu, hạnh môn theo sau. Đây là quý vị vừa thấy Phật Bồ Tát biểu pháp liền hiểu được.

Pháp môn này họ trọng trí hay là trọng hành. Đương nhiên hành giải đều phải coi trọng, trong đó có nhẹ có nặng khác nhau. Tịnh Tông đặc biệt coi trọng hành môn. Hành môn chính là nhất tâm chuyên niệm A Di Đà Phật.

Quan trọng, quan trọng hơn bất cứ thứ gì. Tịnh Tông không hiểu cũng không sao, chỉ cần quý vị thật tin, thật làm, hoàn toàn không biết cũng không sao, đến Thế Giới Cực Lạc liền biết hết. Nó và các tông khác không giống nhau. Các tông giáo khác không hiểu thì hành sẽ khó.

***