ĐỨC PHẬT VĨNH VIỄN Ở ĐỊA VỊ THẦY GIÁO XUẤT HIỆN Ở THẾ GIAN

ĐỨC PHẬT VĨNH VIỄN Ở ĐỊA VỊ

THẦY GIÁO XUẤT HIỆN Ở THẾ GIAN

Giảng giải: Hòa Thượng Tịnh Không
 

Đạo lý này, tu hành như vậy, chính là năm mươi ba lần tham học của Thiện Tài Đồng Tử trong Kinh Hoa Nghiêm, nên Ngài viên thành Phật Quả trong một đời. Trong cảnh giới tu được thanh tịnh, bình đẳng, giác, điều này quan trọng. Cảnh giới hiện tiền thường khởi tâm động niệm, cái này tốt, cái kia xấu, không dễ đột phá cửa ải này.

Đây là gì?

Là phân biệt chấp trước. Phật Pháp dạy chúng ta phá trừ phân biệt chấp trước, chúng ta vẫn ở trong cảnh giới này phân biệt chấp trước, biết bao giờ mới ra khỏi được.

Khi học Hoàn Nguyên Quán, học được một bản lĩnh, quy tất cả pháp về với con số không, hoàn nguyên. Trở về số không là trở về tự tánh, không còn nữa.

Biết tất cả pháp, bất luận là tinh thần hay vật chất, vật chất dù nhỏ hiện nay nói là một lượng tử, đều đầy đủ viên mãn thể của ngũ ấm, sắc thọ tưởng hành thức, có tồn tại chăng?

Không tồn tại, sát na, một sát na là không còn. Quả thật giống như điện chớp vậy, còn nhanh hơn cả điện chớp, nó không tồn tại. Thiện cũng không tồn tại, ác cũng không tồn tại, không có một pháp nào tồn tại thật sự, vô thường.

Tâm chúng ta thanh tịnh, không còn phân biệt, không còn chấp trước, điều này giúp ích rất lớn cho việc tu hành của chúng ta. Đây gọi là nhìn thấu, hiểu rõ chân tướng của tất cả pháp, chân tướng không tồn tại.

Các nhà khoa học khẳng định vật chất không tồn tại, vật chất là hiện tượng tinh thần biến hiện ra. Họ cho rằng tinh thần tồn tại, năng lượng tồn tại, nhưng đều không tồn tại.

Năng lượng là nghiệp tướng của A lại da, tinh thần là chuyển tướng của A lại da, tất cả đều là giả. Tự tánh mới tồn tại thật sự, tồn tại vĩnh hằng, lục căn không tiếp xúc được, nhưng nó tồn tại mọi lúc mọi nơi. Nên tất cả chúng ta đều phải dựa vào tự tánh, phải tương ưng với tánh đức, như vậy mới đúng.

Ở đây không những là Cõi Trời cõi người, còn có Ma Vương ngoại đạo, Thích Phạm. Thích là Thích Đế Hoàn Nhơn, người Trung Quốc gọi là Ngọc Hoàng Đại Đế, ông tượng trưng cho Trời Dục Giới. Phạm tượng trưng cho Trời Tứ Thiên.

Bên dưới là Thiên Long, Thần Thiên Long Bát Bộ Hộ Pháp. Hết thảy đều quy mạng, y giáo phụng hành, đều làm để tử, nên hiệu là Thiên Nhân Sư. Đức Phật vĩnh viễn ở địa vị thầy giáo xuất hiện ở thế gian.

Hợp Tán lại nói: Tuy Chư Phật vì tất cả chúng sanh mà làm vô thượng Đại Sư. Trong các chúng sanh, chỉ người và Trời có thể phát tâm vô thượng Đại Bồ Đề, nên danh hiệu Phật là Thiên Nhơn Sư. Đây lại thêm một ý. Vì chỉ có trong cõi người, có thể thành Bồ Tát, có thể thành Phật, dễ được độ.

Pháp môn phương tiện nhất là pháp môn Tịnh Độ, gặp được pháp môn Tịnh Độ, hiểu rõ ràng, nhất tâm niệm Phật, không có ai không được độ, vãng sanh lập tức thành Phật, không thể nghĩ bàn.

***