CHẤP TƯỚNG THÌ PHƯỚC CỦA HỌ HẾT MẤT

CHẤP TƯỚNG THÌ PHƯỚC

CỦA HỌ HẾT MẤT

Giảng giải: Hòa Thượng Tịnh Không
 

Chấp tướng là gì?

Chấp tướng thì phước của họ hết mất, người ta vừa thấy liền tán thán: Anh làm biết bao là việc tốt, anh là người tốt, tán thán, tán thán cũng là phước, phước báo liền trả hết rồi.

Làm việc tốt không có ai biết đó mới gọi là tích âm đức. Âm đức, đức đó nuôi ở nơi đó, không bị báo mất đi. Đức đó càng lâu thì đức càng sâu, càng lớn. Tương lai phát khởi lên là đại phước báo. Cách nói này của Sư Huệ Viễn nói rất hay.

Dưới đây nói, nếu như trên từ Phật Bồ Tát dưới đến A La Hán. Thiện pháp tu được gọi là thiện.

Vì sao vậy?

A La Hán, Bồ Tát, Phật không chấp tướng.

Thật là giống như trong Kinh Kim Cang đã nói: Vô ngã tướng, vô nhân tướng, vô chúng sanh tướng, vô thọ giả tướng. Không những A La Hán không có, ngay cả Tu Đà Hoàn thân kiến cũng đoạn được rồi. Không còn chấp trước thân này là ta nữa. Quý vị đọc Kinh Kim Cang sẽ thấy được điều này. Ngay cả Tu Đà Hoàn cũng phá được bốn tướng rồi.

Cho nên Phật Thích Ca Mâu Ni mới xưng họ là Tu Đà Hoàn. Họ nếu như bản thân cho rằng họ chứng được quả Tu Đà Hoàn, Phật Thích Ca Mâu Ni sẽ không gọi họ là Tu Đà Hoàn. Trong Kinh Kim Cang có đoạn Kinh Văn này, chúng ta nên đặc biệt lưu ý. Quý vị thật tu hay là giả tu, tu được như pháp hay không như pháp, đó là một tiêu chuẩn.

Thiện pháp mà Nhân Thiên chúng sanh tu được đều là có hành tướng, gọi đó là ác.

Ác này nghĩa là gì?

Quý vị không thể ra khỏi tam giới, không thể ra khỏi lục đạo luân hồi. Thiện ác này là từ đây mà nói, không phải phước ở trong ba đường thiện, không phải khổ báo trong ba đường ác, không phải vậy. Quý vị có thể ra khỏi lục đạo hay không là lấy điều này làm tiêu chuẩn.

Có thể giúp quý vị ra khỏi lục đạo luân hồi, đó là thiện, không thể giúp quý vị ra khỏi lục đạo luân hồi, đây chính là ác. Ở đây so với Bồ Tát Anh Lạc Kinh tiêu chuẩn này sẽ thấp hơn rất nhiều.

Bồ Tát Anh Lạc Kinh tiêu chuẩn đó là đệ nhất nghĩa đế, đó là siêu việt thập pháp giới. Siêu việt thập pháp giới đó là thiện. Không thể siêu việt thập pháp giới đó chính là ác. Đây là tiêu chuẩn ở trong Phật Pháp, thế gian không quan trọng tiêu chuẩn này.

Thứ ba, thể thuận là thiện, thể trái là ác, ở đây và hai tướng đều có, cũng đồng với Kinh Anh Lạc, cùng một ý nghĩa với Bồ Tát Anh Lạc Kinh đã nói, cảnh giới tương đồng. Pháp giới chân tánh là thể của chính mình, câu nói này vô cùng quan trọng. Hiện tại không ai biết nữa.

Bản thân thực sự là gì?

Là chân tánh pháp giới, cũng gọi là tánh pháp giới. Tánh pháp giới là bản thân thực sự.

***