BUÔNG BỎ KHỞI TÂM ĐỘNG NIỆM,
THẬT SỰ ĐÃ NHẬP VÀO
CẢNH GIỚI BÌNH ĐẲNG,
TÁNH BÌNH ĐẲNG CHÍNH LÀ PHẬT
Giảng giải: Hòa Thượng Tịnh Không
Ở Thế Giới Cực Lạc, Phật A Di Đà chưa từng gián đoạn việc giáo hoá. Bồ Tát Vãng Sanh đến Thế Giới Cực Lạc, không có gián đoạn học tập, mổi ngày đều học.
Ngạn ngữ có câu: Sống đến già, học đến già học không hết. Chư Phật Bồ Tát ở Thế Giới Cực Lạc. Đây là ba loại trang nghiêm mà Vãng Sanh Luận nói, Phật trang nghiêm, Bồ Tát trang nghiêm, Quốc Độ trang nghiêm. Giáo hoá của Phật không có trung đoạn, không có kết thúc. Học tập của Bồ Tát không có gián đoạn cũng không có kết thúc.
Quốc Độ thù thắng trang nghiêm, quả báo bất khả tư nghị. Những thứ cần học có thể học hết được chăng. Xưng tánh, tánh đức là viên mãn. Khi chứng đắc là viên mãn.
A Duy Việt Trí Bồ Tát, thông thường mà nói thì đã chứng đắc viên mãn. Họ đã buông bỏ khởi tâm động niệm, thật sự đã nhập vào cảnh giới bình đẳng tánh bình đẳng chính là Phật. Khởi tâm động niệm không còn, đương nhiên cũng không có phân biệt chấp trước. Ở trong cảnh giới này, lên lớp mỗi ngày không gián đoạn.
Đạo lý này chúng ta có thể lãnh hội chăng?
Chư vị trong Tông Môn nói biết không. Nếu thể hội được, chúng ta thử nghĩ xem, đem nhân sự của ta, nói nhân đồng thử tâm, tâm đồng thử lý. Ở thế giới này của chúng ta, lớn tuổi rồi.
Lúc còn trẻ học rộng hiểu nhiều, tuổi đã lớn, ta còn thể lực rất tốt, còn hoàn cảnh rất tốt, thì ta làm sao để tiêu khiển thời quang?
Dùng phương thức nào?
Trên thế gian này chúng ta thấy, Đức Thế Tôn tuy đã lớn tuổi. Người xưa nói đời người sống đến tuổi bảy mươi là xưa nay hiếm. Thời Cổ Đại bảy mươi là tuổi nghỉ hưu.
Sau khi nghỉ hưu thì làm gì?
Dạy học. Thời xưa có gia học, đa số là lợi dụng từ đường để mở lớp dạy học, chính là trường tư thục. Người già đến học đường để dạy học, là việc mà họ vui nhất.
Điều này khiến chúng ta có thể từ từ lý giải được, Phật A Di Đà giáo hoá chưa từng gián đoạn. Vì học sinh mới, mỗi ngày không biết bao nhiêu, có bao nhiêu người đến. Học sinh mới này, tuy là A Duy Việt Trí Bồ Tát, nhưng được oai thần của Di Đà gia trì, nên họ vẫn còn học tập.
Vì sao?
Vì phiền não tập khí của họ chưa đoạn hết, chỉ là trí tuệ thần thông đạo lực của họ, hình như gần giống với Phật, nên Phật gia trì. Khi nào tự mình thật sự đạt được công phu này, mới không cần Phật gia trì.
Lúc này ta thật sự chứng được pháp thân, thật sự chứng được pháp thân. Cũng chính là nói ta thật sự đoạn tận vọng tưởng, phân biệt, chấp trước. Không còn nương vào sự gia trì của Phật, tự mình đã thật sự đoạn tận.
Điều này phải cần một thời gian mới đoạn tận. Như các vị Đại Bồ Tát Văn Thù, Phổ Hiền, Quán Âm, Thế Chí ở Thế Giới Cực Lạc khẳng định là giúp Phật A Di Đà. Giúp đỡ Cõi Phàm Thánh Đồng Cư và Cõi Phương Tiện Hữu Dư. Vì Bồ Tát của hai cõi này chưa kiến tánh.
Có thầy giáo tốt, Phật là thầy giáo. Các vị pháp thân Bồ Tát, Đẳng Giác Bồ Tát đảm nhiệm việc trợ giảng, giúp Phật A Di Đà, giúp các vị Bồ Tát mới vãng sanh. Quý vị xem, công đức này thù thắng biết bao, hình ảnh này thù thắng biết bao.
Trong thập phương thế giới tìm không thấy. Chúng ta muốn học Phật, muốn ở trong Phật Pháp thành tựu viên mãn. Cơ hội này không thể bỏ qua, bỏ qua cơ hội này quả là đáng tiếc. Đức Phật A Di Đà đã làm tấm gương tốt nhất cho chúng ta.
****